<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

9 bước cơ bản để triển khai phần mềm ERP thành công

Đăng bởi Ho Nguyen

Find me on:
vào

Doanh nghiệp của bạn đang ngày càng phát triển, hệ thống quản lý doanh nghiệp hiện tại không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng. Do đó, việc chuyển đổi sang một hệ thống ERP mới là cần thiết. Bước phát triển mới này là một dấu hiệu đáng mừng, đem lại cả thử thách và cơ hội cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc triển khai ERP rất phức tạp, mất nhiều thời gian và công sức. Không phải dự án ERP nào cũng diễn ra suôn sẻ, một số trường hợp gặp thất bại ngay từ khi bắt đầu.

Đọc thêm: Bài Học Rút Ra Từ 3 Dự Án Triển Khai ERP Thất Bại

Nhằm đảm bảo thành công cho dự án ERP, TRG đã tổng hợp danh sách những tiêu chuẩn cần thiết mà bất kỳ dự án ERP nào cũng phải có. Doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể dựa vào danh sách và thực hiện hoặc điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và tình trạng hiện tại của doanh nghiệp.

9 bước cơ bản để triển khai phần mềm ERP thành công

Bước 1: Nhận được sự chấp thuận từ ban quản lý cấp cao

Có được sự chấp thuận và hợp tác từ mọi thành viên trong công ty tuy quan trọng nhưng quan trọng nhất vẫn là sự chấp thuận từ ban quản lý cấp cao.

Để thực thi một dự án ERP cần một nguồn lực khổng lồ, do đó việc thuyết phục quản lý của bạn thật sự không dễ dàng. Để đảm bảo quá trình triển khai phần mềm ERP luôn diễn ra suôn sẻ, có được sự đồng thuận từ ban quản lý cấp cao là một bước cấp thiết cần phải thực hiện trước tiên.

Thường xuyên cập nhật thông tin với ban quản lý

Đừng cảm thấy chán nản chỉ vì quản lý của bạn tỏ ra nghi ngại. Họ đơn giản chỉ muốn biết diễn tiến tình hình của dự án, khi nào việc đầu tư sẽ đem đến kết quả. Giải thích cặn kẽ mọi thắc mắc của họ, hãy giúp họ hình dung viễn cảnh của tương lai, cách doanh nghiệp chuyển đổi theo chiều hướng tốt hơn nhờ vào dự án ERP này.

Đặt mục tiêu thiết thực

Hãy chia nhỏ mục tiêu, vừa dễ cho bạn thực hiện hơn, vừa giúp ích cho việc đánh giá và dự đoán kết quả. Một khi dự án bắt đầu đem lại kết quả, bạn có thể dùng chính những kết quả thiết thực đó để thuyết phục các thành viên khác.

Infographic: Lợi ích kinh tế của ERP đám mây (cloud ERP)

9 bước cơ bản để triển khai phần mềm ERP thành công

Bước 2: Thiết lập đội ngũ quản lý dự án ERP tinh nhuệ

Nhóm dự án ERP của bạn là những người nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh, thấu hiểu việc thay đổi hệ thống quản lý doanh nghiệp là cần thiết, đồng thời họ là người có uy tín và tin tường mọi hoạt động của tổ chức. Đội ngũ quản lý sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo dự án diễn ra đúng dự định, thu về kết quả tốt và nhìn chung mọi thành viên khá hài lòng với kết quả mà hệ thống ERP mới đem lại.

Đọc thêm: 7 câu hỏi các CEO nên cân nhắc trước khi triển khai dự án ERP

Làm thế nào để nhận biết một đội ngũ ERP giỏi?

Nhóm dự án phải của bạn ngoài việc sở hữu kỹ năng quản lý dự án, những thành viên này còn phải đặt mục tiêu chung của doanh nghiệp lên hàng đầu, có tổ chức và có kiến thức chuyên sâu về dự án ERP. Ngoài việc trực tiếp triển khai dự án ERP, những thành viên này cũng sẻ đóng vai trò chia sẻ thông tin cho những thành viên khác. 

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là những thành viên trong đội ngũ quản lý dự án cần sở hữu tinh thần đồng đội cao. Đặc tính này không những giúp gắn kết các thành viên khác trong nhóm, mà còn giúp định hướng dự án tránh tình trạng dự án đi sai hướng. 

Khi làm việc trong một nhóm, bạn phải bỏ qua cái tôi cá nhân, đồng thời phải tiếp nhận nhiều ý kiến khác nhau. Thành viên của nhóm dự án phải nhận thức được làm thế nào để phân biệt những ý kiến quan trọng, tổng hợp mọi ý kiến và giải đáp thắc mắc khi cần thiết.

Bước 3: Lựa chọn nhà cung cấp và tư vấn giải pháp ERP

Nhà cung cấp phù hợp sẽ giúp quá trình chuyển đổi hệ thống của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ. Khi lựa chọn bất kỳ nhà cung cấp giải pháp và tư vấn, việc đánh giá nên được thực hiện dựa trên một loạt các tiêu chuẩn được định sẵn. Bạn có thể cân nhắc những câu hỏi sau để thiết lập tiêu chuẩn đánh giá cho phù hợp:

  • Liệu giải pháp mới có giúp làm nổi bật thêm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?
  • Giải pháp giúp xóa mờ khoảng cách khác biệt hiện tại trong doanh nghiệp, và giúp bạn vượt lên dẫn đầu thị trường?
  • Giải pháp có phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp?
  • Giải pháp có phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh? 

Infographic: So sánh 4 nhà cung cấp phần mềm ERP lớn nhất thế giới 

Nhìn chung, nhà cung cấp và tư vấn giải pháp ERP phải cung cấp được những bằng chứng cụ thể cho những dự án thực hiện thành công trước đây của họ, đồng thời họ sẽ khiến bạn tự tin và có cái nhìn tích cực hơn cho dự án ERP sắp tới.

Khâu lựa chọn quan trọng này nên được cân nhắc kỹ lưỡng giữa các thành viên thuộc nhóm dự án và ban quản lý, mọi ý kiến và thắc mắc từ mọi thành viên trong doanh nghiệp cũng phải được cất nhắc kỹ càng.

Đọc thêm: Đánh giá phần mềm ERP cho ngành sản xuất Infor CloudSuite

Đây là phần 1 trong series 3 bài thuộc chủ đề Triển khai dự án ERP. Đọc tiếp phần 2 tại đây.

Đăng ký nhận tin từ TRG Blog để đón đọc bài viết kỳ tới và để luôn được cập nhật những thông tin mới nhất.

Bạn thích bài viết này?  Đăng ký vào blog của chúng tôi để nhận bài viết hàng tuần

Bạn cũng có thể yêu cầu một buổi demo ERP hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay!

Yêu câu Demo ERP

Chủ đề: ERP

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi