Phần mềm ERP đem lại cho doanh nghiệp cả cơ hội và thử thách. Triển khai phần mềm ERP đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian và công sức cũng như có được sự hỗ trợ từ mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Đọc thêm: ERP đám mây cho ngành sản xuất: Câu chuyện thành công của JR Watkins
Trong bài viết trước, chúng ta đã bàn về 3 yếu tố quan trọng cần được thực hiện trước nhất trong dự án ERP. Vậy bước tiếp theo doanh nghiệp phải làm gì?
Bước 4: Chọn phần mềm ERP dựng sẵn hay tùy chỉnh?
Một trong những lựa chọn khó khăn nhất mà bạn phải quyết định đó là tùy chỉnh phần mềm ERP hay dùng những gì có sẵn.
Về cơ bản, phần mềm ERP được phát triển nhờ vào quan sát và áp dụng những phương pháp thực hành tốt nhất (best practices). Nếu quy trình hoạt động không phù hợp (non-conforming), doanh nghiệp bạn không phải là best practice.
Đọc thêm: Xu hướng công nghệ 2017: Phần mềm ERP chuyên biệt cho từng ngành
Hãy thử tưởng tượng nếu phần mềm ERP được triển khai, chuyện gì sẽ xảy ra cho doanh nghệp bạn? Bạn thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp bên dưới:
(1) Quá trình hoạt động của doanh nghiệp có cần thay đổi để phù hợp với giải pháp ERP hay không?
(2) Doanh nghiệp của bạn có một lợi thế cạnh tranh đặc biệt, và hệ thống mới không đáp ứng được mọi nhu cầu bạn đặt ra. Trong trường hợp này, bạn cần phải tùy chỉnh giải pháp ERP để phù hợp với doanh nghiệp.
Với trường hợp 1, doanh nghiệp của bạn không phải best practice, vì vậy phải thiết lập kế hoạch nhằm thay đổi hoạt động trong doanh nghiệp để phù hợp với giải pháp. Đây cũng là cơ hội tốt để bạn điều chỉnh những thói quen xấu, những quy trình lỗi thời, không phù hợp đang diễn ra trong doanh nghiệp của bạn.
Đọc thêm: 7 câu hỏi các CEO nên cân nhắc trước khi triển khai dự án ERP
Bước 5: Quản lý thay đổi
Triển khai phần mềm ERP không chỉ là chuyển đổi từ một hệ thống IT lỗi thời sang một hệ thống hiện đại hơn, mà còn là sự thay đổi trong quy trình hoạt động thường nhật của doanh nghiệp.
Chắc chắn rằng bạn sẽ phải đối diện với một bộ phận nhân viên phản đối việc thay đổi quy trình làm việc. Không phải lúc nào cũng giải quyết bằng cách ép buộc mọi người thực hiện theo chỉ thị, vì đôi khi nhân viên của bạn chưa hiểu rõ những lợi ích mà phần mềm ERP có thể đem đến.
Hãy lập một kế hoạch để chuẩn bị cho sự thay đổi, bao gồm 3 yếu tố chính sau:
Xác định mục tiêu – những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dự án ERP
Liên tục cập nhật thông tin – giải đáp mọi thắc mắc, giải thích kỹ lưỡng sự thay đổi là cần thiết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, cho họ thấy những lợi ích và những ví dụ cụ thể về khả năng mà giải pháp ERP sẽ đem lại.
Thường xuyên báo cáo – cập nhật tiến trình dự án cho nhân viên, các nhà đầu tư và ban quản lý cấp cao. Đồng thời, những ý kiến và thắc mắc của họ là có căn cứ, do đó rất đáng được cân nhắc.
Đọc thêm: 5 dấu hiệu công ty đang cần giải pháp ERP
Bước 6: Làm sạch dữ liệu
Rất nhiều doanh nghiệp không lường trước được tầm quan trọng và khối lượng khổng lồ của dữ liệu cho đến khi bắt đầu công đoạn làm sạch để chuẩn bị chuyển giao sang hệ thống mới.
Khối lượng dữ liệu khổng lồ là vì mỗi bộ phận hoặc cá nhân thường lưu trữ dữ liệu dưới một định dạng hoặc tên khác nhau. Bạn phải đảm bảo mọi thành viên trong doanh nghiệp chỉ lưu duy nhất một bộ dữ liệu chủ hoàn thiện và chính xác.
Đâu là giải pháp để khắc phục vấn đề trên? Quy trình làm sạch dữ liệu (data cleansing) có thể thực hiện trước khi bạn lựa chọn nhà cung cấp. Sắp xếp thời gian sàng lọc dữ liệu thường xuyên nhằm đảm bảo dữ liệu không bị trùng lặp hoặc phân tán. Giải quyết dứt điểm các nút thắt cổ chai và những bộ phận thường xuyên xuất hiện vấn đề.
Đọc thêm: 4 bước để quản lý dữ liệu hiệu quả hơn
Do tính chất công việc, hãy phân công trách nhiệm lọc, làm sạch dữ liệu và kiểm soát vấn đề cho những cá nhân có tính tỉ mỉ cao, chịu khó và thông minh.
Đọc thêm: ERP đám mây cho ngành dệt may: Câu chuyện thành công của TAL Apparel
Đọc phần cuối TẠI ĐÂY
Bạn cũng có thể yêu cầu một buổi demo ERP hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay!