Suy thoái kinh tế có thể là thời điểm chín muồi để nghĩ đến những tình huống vô vọng nhưng đó không phải là cái cớ cho sự phá sản của một doanh nghiệp bán lẻ. Thay vì sợ hãi và mù quáng cắt giảm mọi thứ, nhà bán lẻ nên tập trung và nhanh nhẹn thích ứng.
Đôi khi quay lại nền tảng cơ bản trong bán lẻ lại mang lại nhiều lợi ích. Nhà bán lẻ có thể nhập kho những hàng hóa mang tính chất khiến khách hàng không cưỡng lại được hoặc những món hàng có giá hời để mời mọc khách hàng mua chúng và những món khác có giá cao hơn nữa.
Một công cụ hữu hiệu khác là tìm ra những đặc điểm độc nhất trong một hoạt động bán lẻ, cho dù nó có liên quan đến sản phẩm, giá cả, dịch vụ hoặc thiết kế cửa hàng; rồi bắt đầu xúc tiến quảng bá các đặc điểm đó. Tạo điều kiện để khách hàng truyền miệng về thương hiệu của mình, và ai biết được rằng sẽ có thêm bao nhiêu khách hàng tiềm năng từ những hoạt động như thế.
Thêm nữa, một khi khách đã bước vào trong cửa hàng, nhà bán lẻ nên làm hết sức có thể để tối đa khả năng mua hàng từ người đó. Nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và doanh nghiệp cần phải tìm hiểu cách nào là tốt nhất, từ thái độ nhân viên bán hàng đến thời điểm và ngôn từ dùng để chào hàng.
Nhưng nhà bán lẻ lấy mọi thông tin về khách hàng và tồn kho để đưa ra quyết định hành động từ đâu? Câu trả lời là công nghệ. Để quay trở lại những nền tảng cơ bản và thực sự tập trung vào thế mạnh cốt lõi của họ, doanh nghiệp nên tận dụng hệ thống quản lý bán lẻ.
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng chỉ có mỗi công nghệ không thì không đủ. Nhà bán lẻ cần phải sử dụng đúng cách để có thể hiểu rõ toàn bộ việc kinh doanh và khách hàng của họ. Lập một danh sách các nhu cầu trong kinh doanh và những điểm cần có trong hệ thống bán lẻ để đáp ứng những nhu cầu đó cũng rất có ích.
Ví dụ, nhà bán lẻ cần phải ngăn cản việc sụt giảm hàng tồn kho do hành vi ăn trộm của nhân viên, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Làm sao để làm được như thế? Liệu báo cáo thường xuyên, tính năng kiểm tra và bảo mật mạnh có tác dụng không? Nếu một doanh nghiệp không thể tự nghĩ ra được, họ có thể làm việc với những đối tác bán lẻ hoặc chuyên gia công nghệ được tin tưởng.
Hãy bỏ thời gian nghiên cứu cải thiện công việc kinh doanh hơn là chỉ làm một cách máy móc.
Tìm hiểu thêm về cách vượt qua thời kỳ kinh tế khó khăn từ những nhà bán lẻ thành công qua tài liệu “Thành công với kinh doanh bán lẻ trong suy thoái kinh tế”.