Các khái niệm như kanban và kaizen đã tồn tại trong ngành sản xuất ít nhất 30 năm. Liệu đã đến lúc chúng ta nên đánh giá lại sự phù hợp của chiến lược sản xuất tinh gọn trong điều kiện thị trường hiện nay? Những nguyên tắc đó còn có thể đáp ứng với những thay đổi liên tục trong quy trình hoạt động, thị trường quốc tế và các giải pháp CNTT?
Cải tiến quy trình sản xuất tinh gọn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh
Quản lý dữ liệu là một trong những khía cạnh cần cải tiến. Từ những ngày đầu khái niệm tinh gọn vừa hình thành, công nghệ Big Data đã thay đổi đáng kể quy trình báo cáo và phân tích dữ liệu. Ngày nay, dữ liệu được dùng để dự đoán nhu cầu thị trường thay vì chỉ để báo cáo các sự kiện trong quá khứ.
Đọc thêm: Tầm quan trọng của Big Data trong ngành sản xuất
Các công cụ báo cáo hiện đại cũng dễ sử dụng hơn, đem đến tính năng kiểm soát KPI cho người dùng trong doanh nghiệp. Người dùng giờ đây không phải phụ thuộc vào đội ngũ IT chỉ để thu thập thông tin về báo cáo hiệu suất. Tuy nhiên, tính năng này cũng mang lại thử thách như: báo cáo quá mức hoặc dư thừa dữ liệu. Đây cũng chính là lĩnh vực mà quản lý tinh gọn phát huy tiềm năng, giúp các quản lý giữ cho các quy trình đơn giản và chống lại mong muốn phân tích quá mức.
Đọc thêm: Ứng dụng BI & phân tích dữ liệu cho ngành sản xuất tại Tesla
Khái niệm just-in-time trong quản lý kho cũng cần được định nghĩa lại. Thời gian giao hàng mong muốn đang dần rút ngắn từ 6 tháng vào những năm 1990 đến chỉ còn vỏn vẹn 6 ngày hay 6 giờ, nhưng thời gian này đối với một số ngành vẫn còn là khá trễ.
Cũng giống như mong muốn của khách hàng đã thay đổi đáng kể, khả năng và các phương pháp thực hành tốt nhất (best practices) cũng dần biến đổi theo. Nguyên liệu thô cần được vận chuyển nhanh hơn, nhận hàng sớm hơn và được đưa vào quá trình sản xuất trong thời gian ngắn nhất, giảm thiểu tối đa nguyên liệu tồn kho.
Ngay cả chuỗi cung ứng mở rộng toàn cầu nay cũng đã có thể đáp ứng nhu cầu linh hoạt. Nhưng điều này không có nghĩa quản lý kho hàng phớt lờ các nguyên tắc của sản xuất tinh gọn. Ngược lại, điều đó đặc biệt quan trọng trong việc tinh giản quy trình và tối ưu hóa tài nguyên.
Điều độ sản xuất (shop floor scheduling) là bước tiếp theo trong quy trình sản xuất tinh gọn. Những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này trong quá khứ không chú trọng đến khía cạnh công nghệ như in 3D, cảm biến thông minh và Internet of Things (IoT), lý do là vì những công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và còn khá mơ hồ khi Hệ thống Sản xuất của Toyota bắt đầu thâm nhập thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.
Liệu nhà sản xuất có thể kết hợp các công nghệ đột phá và hiệu quả tinh gọn? Làm sao để họ cân bằng giữa sự đổi mới (một ý tưởng mới có thể đem lại một lượng lãng phí tự nhiên nhất định vì vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm) với mục đích tinh gọn nhằm giảm thiểu lãng phí? Xét về phương diện tổng thể thì hai khái niệm này đối ngược nhau.
Đọc thêm: 3 tác động của Internet Vạn Vật (IoT) đến ngành sản xuất
Theo Blog The Manufacturing Transformation, “thời thế đã thay đổi. Để trở thành một nhà sản xuất linh hoạt, phương pháp tinh gọn cần thích ứng và thay đổi theo nếu bạn không muốn doanh nghiệp mãi ở trong thời kỳ 1950 trong khi đối thủ đang dần hướng đến quy trình sản xuất thế kỷ 21 hiện đại.”
Các nhà sản xuất cần vượt qua định kiến sai lầm cho rằng mở rộng đến những khu vực mới nhằm phát triển sản phẩm là lãng phí, là trái với nguyên tắc tinh gọn. Bạn không thể “đốt cháy giai đoạn” khi thử nghiệm phát minh mới, chính những sáng kiến này sẽ đem đến những đột phá mà từ đó thúc đẩy phát triển và đầu tư. Tuy vậy, công nghệ đột phá vẫn đem lại một lượng lãng phí nhất định vì hệ thống và quy trình mới liên tục được hoàn chỉnh để trở thành best practice.
Các nhà sản xuất vẫn đang trên đà phát triển, liên tục thiết lập best practice trong lập kế hoạch và “in” các bộ phận theo yêu cầu thay vì sản xuất chúng. Doanh nghiệp còn có thể áp dụng phương pháp tinh gọn vào việc hướng dẫn các quy trình công việc, hạn chế lãng phí mà không hoàn toàn cản trở cơ hội thử nghiệm quy trình mới.