Tuy rằng những chiến lược này chắc chắn là phát triển theo công nghệ, công ty có thể dễ dàng bị mắc kẹt với một hệ thống không có khả năng thích ứng với thay đổi và phát triển. Các chiến lược công nghệ trong quản lý tài chính có thể được chia làm ba nhóm.
1. Giải pháp ERP
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) từ lâu đã là thách thức cho nhiều công ty. Các hệ thống này:
- Mang đến sự tín nhiệm ở thương hiệu
- Hứa hẹn các chức năng vận hành mạnh mẽ
- Có vẻ như là một lựa chọn an toàn giữa nhiều giải pháp khác nhau.
Tuy nhiên, nhược điểm của một giải pháp ERP lại nằm ở kích cỡ của nó: kích cỡ quá lớn đối với nhiều công ty.
- Chi phí để mua, cài đặt và thay đổi giải pháp ERP khá cao
- Giải pháp ERP không linh hoạt và phức tạp
- Quan trọng nhất là nó không đáp ứng được nhu cầu chuyên biệt của từng ngành khác nhau
2. Giải pháp chuyên ngành kinh doanh
Ứng dụng chuyên ngành có thể được hiểu là một hệ thống được phát triển dành riêng cho một nhu cầu hoặc quá trình kinh doanh đặc biệt nào đó, nhưng thường chúng được xây dựng với nhiều chức năng hơn (ví dụ như các chức năng về tài chính). Những hệ thống này có thể được cung cấp bởi các nhà cung cấp chuyên nghiệp, hoặc cũng có thể tự viết bởi công ty đó, hay kết hợp cả hai cách trên.
Đọc thêm: Chiến lược CNTT doanh nghiệp: bộ giải pháp tích hợp vs. giải pháp riêng lẻ
Lợi ích:
- Tập trung vào nhu cầu phức tạp và thay đổi theo từng ngành kinh doanh
- Cung cấp các chức năng chuyên biệt và chuyên môn của từng ngành công nghiệp
Bất lợi:
- Hiếm khi cung cấp các chức năng mạnh mẽ ngoài chuyên môn
- Trở nên lỗi thời khi công ty phát triển lớn hơn
3. Hệ thống quản lý tài chính hàng đầu kết hợp với các ứng dụng chuyên ngành kinh doanh
Những ứng dụng quản lý tài chính hàng đầu được biết đến như các hệ thống dành cho một lĩnh vực doanh nghiệp cốt lõi mà ngành nghề nào cũng cần đến (ví dụ như quản lý tài chính). Các giải pháp này:
- Được phát triển từ các nền tảng căn bản nhất để phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của chúng
- Có các chức năng đa dạng
Với nhiều công ty, một giải pháp kết hợp giữa hệ thống quản lý tài chính hàng đầu với các ứng dụng chuyên ngành kinh doanh mang lại nhiều ích lợi cho công ty đó bởi vì:
- Các chuyên gia tài chính nắm trong tay một hệ thống có tính linh hoạt cao từ đó dễ dàng theo dõi mọi thay đổi trong nhu cầu kinh doanh
- Những người khác tiếp cận được với hệ thống mà họ cần để quản lý quá trình kinh doanh phức tạp và thay đổi theo ngành nghề kinh doanh
- Công ty không phải phụ thuộc vào phòng CNTT để vận hành
Yếu điểm duy nhất của chiến lược này chính là sự tương thích với các ứng dụng khác. Do đó, công ty nên chọn lựa giải pháp nào sử dụng nền tảng công nghệ thông dụng để tạo điều kiện tương thích thuận lợi hơn.
***
Nhấn vào đây để cập nhật những bài viết mới nhất từ Blog TRG International