<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Bài viết mới nhất

TRG giới thiệu khái niệm Văn Phòng CFO tới hội thảo tại Hà Nội

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Hà Nội - ngày 20 tháng 5 năm 2013 – Khái niệm Văn phòng CFO, khái quát những thách thức hiện tại cũng như các giải pháp cho giám đốc tài chính và bộ phận tài chính, được giới thiệu lần đầu tiên tại Hà Nội bởi TRG.

Sự kiện "Văn phòng CFO: Thay đổi phong cách làm việc của bạn" tổ chức bởi TRG, cùng với các nhà tài trợ là CIMA, Infor và bảo trợ truyền thông bởi Webketoan, diễn ra vào ngày 16 tháng 5 tại khách sạn Hilton Hà Nội. Khoảng 80 giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, kế toán trưởng, quản lý cấp cao và nhân viên cấp cao từ 70 công ty đã đến tham gia sự kiện này.

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: CFOs, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp

Lợi ích của việc tự động hóa xử lý nợ phải trả (accounts payable automation)

Đăng bởi Binh Pham vào

Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán lẻ, giao dịch với nhà cung cấp cũng như quản lý tài khoản phải trả người bán (accounts payable-AP) là một phần quan trọng của của hoạt động kinh doanh. Do vậy, tự động hóa xử lý tài khoản phải trả (accounts payable automation) và sử dụng hóa đơn điện tử đang được áp dụng ở nhiều công ty như một giải pháp cho những vấn đề gây ra bởi phương pháp nhập liệu thủ công truyền thống.

Tự động hóa AP đơn giản hóa quy trình thanh toán hóa đơn, do đó cải thiện tính minh bạch tài chính, tính minh bạch của các khoản nợ phải trả, và dòng tiền của doanh nghiệp. Tự động hóa trong quản lý công nợ phải trả cũng đem đến nhiều lợi ích trong việc quản lý hóa đơn nhờ việc tìm kiếm hóa đơn, trích thông tin nhà cung cấp và các thông tin khác từ hóa đơn được thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều. Tự động hóa còn hỗ trợ nhà bán lẻ trong việc quản lý quan hệ với nhà cung cấp và tối ưu hóa các điều khoản thanh toán với nhà cung cấp. Thêm vào đó, tự động hóa cũng hỗ trợ việc tích hợp quản lý công nợ phải trả vào quản lý tài chính, giúp lập báo cáo hoàn chỉnh và chính xác hơn, phân tích tốt hơn, và đưa ra các quyết định tốt hơn.

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý tài chính

Các vấn đề thường gặp trong xử lý tài khoản phải trả và thay đổi trong vai trò của bộ phận kế toán thanh toán

Đăng bởi Binh Pham vào

Bài viết trước đã nhấn mạnh tác động của việc quản lý công nợ phải trả (accounts payable-AP) đối với quan hệ với nhà cung cấp, và quản lý AP tốt có thể giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế khi thanh toán cho nhà cung cấp. Kết quả từ khảo sát thực hiện bởi Aberdeen Group cho thấy rằng có một số yếu tố khác thúc đẩy doanh nghiệp chú ý hơn đến việc quản lý tài khoản phải trả người bán, chẳng hạn như thiếu tính minh bạch trong việc xử lý hoá đơn và các giấy tờ liên quan, quy trình xử lý hóa đơn tốn kém, và quản lý dòng tiền.

Các vấn đề phổ biến trong quản lý công nợ phải trả

Khó khăn trong việc quản lý thông tin AP: Quản lý AP đòi hỏi xử lý nhiều nhiều tài liệu và thông tin.  Khi doanh nghiệp phát triển, số lượng thông tin và những vấn đề liên quan cũng tăng lên. Đối với nhiều doanh nghiệp, chi phí để lưu trữ các tài liệu tăng lên cho mỗi hóa đơn giấy tờ. Những tài liệu được lưu trữ thủ công như vậy thường gây khó khăn trong việc truy cập, quản lý và theo dõi. Chưa kể đến việc thông tin có thể bị trùng lặp và lặp thanh toán.

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý tài chính

Xem xét tài khoản phải trả cho lợi ích tài chính

Đăng bởi Binh Pham vào

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và kinh tế suy thoái, cùng với việc duy trì chặt chẽ mối quan hệ khách hàng và tìm cách để tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận, các nhà bán lẻ cần chú ý đến cắt giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận. Quản lý tài khoản phải trả người bán (accounts payable) là một khía cạnh quan trọng có thể đem đến nhiều lợi ích tài chính cho những nhà bán lẻ.

Đối với các nhà bán lẻ, đàm phán với nhà cung cấp có thể làm giảm đáng kể các chi phí, không chỉ chi phí cho hàng tồn kho như phí đặt hàng, chiết khấu theo số lượng đặt hàng, v..v.., mà còn chi phí tài chính.

Các khía cạnh cần xem xét khi xác định điều khoản thanh toán với nhà cung cấp

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý tài chính

TRG giới thiệu khái niệm Office of the CFO lần đầu tiên tại hội thảo

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

TP Hồ Chí Minh - ngày 21 tháng 3 2013 – Các diễn giả của TRG, CIMA và Infor dẫn dắt người tham dự đến với khái niệm mới “Office of the CFO” trong hội thảo được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 tại khách sạn New World.

Được tài trợ bởi CIMA và Infor, hội thảo mang tên "Office of the CFO: Thay đổi phong cách làm việc của bạn" được tổ chức bởi TRG. Hội thảo thu hút 140 người tham dự. Giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, kế toán trưởng, quản lý cấp cao và nhân viên cấp cao từ 90 công ty đã tham dự sự kiện này.

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp

Chỉ Số Đo Lường Hiệu Suất Chính (chỉ số KPI): định nghĩa và ví dụ

Đăng bởi Binh Pham vào

Chỉ số KPI (Key Performance Indicator) đã trở thành một nguồn thông tin về hiệu suất làm việc quan trọng nhất để hướng dẫn các doanh nghiệp đi đúng hướng. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty lại vấp ngã ngay ở bước đi đầu tiên, đó là hiểu rõ KPI là gì.

Xem tiếp…
1 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp

Kế toán cao bồi – không biên giới luật định

Đăng bởi Gary Cokins vào

Bạn có thể tưởng tượng ra được những người kế toán giống như các cao bồi miền Tây hoang dã của nước Mỹ vào những năm 1800 không? Tôi thì có thể. Và họ cũng rất nguy hiểm.

 

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý tài chính

CFO và đội ngũ tài chính chuyên nghiệp: Đã đến lúc thay đổi phong cách làm việc

Đăng bởi Cuong Nguyen vào

 

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý tài chính

Xây dựng giá trị: 5 bước để quản lý giá trị khách hàng (phần 2)

Đăng bởi Binh Pham vào

Điểm qua bài viết đầu tiên trong chuỗi, chúng ta đã bàn luận về 2 trong 5 bước đầu tiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục bàn luận về các bước còn lại để hoàn thiện chu trình quản lý giá trị khách hàng.

Bước 3: Đo lường giá trị vòng đời khách hàng (CLV)

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý tài chính, Giải pháp quản lý doanh nghiệp

Xây dựng giá trị : 5 bước để quản lý giá trị khách hàng (phần 1)

Đăng bởi Binh Pham vào

Quản lý quan hệ khách hàng đã trở thành trọng tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp đã dần nhận ra các mất mát đáng kể khi để vuột mất khách hàng và bắt đầu tập trung vào việc phân tích để có thể am hiểu, đo lường, quản lý và cải thiện việc giữ chân khách hàng.

Một nghiên cứu cho rằng “đối với từng khách hàng mất đi, doanh nghiệp cần thay thế bằng 1,2 khách hàng mới với giá bán thấp hơn khoảng 20% để bù đắp tổn thất doanh thu, và 2 đến 3 khách hàng mới để bù đắp tổn thất lợi nhuận (Karl Stark và Bill Stewart chia sẻ tại bài viết “Những tổn thất tiềm ẩn của việc mất khách hàng”).

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện các vấn đề trong việc xây dựng giá trị khách hàng, bài viết này cung cấp một phương pháp tiếp cận có hệ thống nhằm xây dựng một chu trình quản lý giá trị khách hàng.

Bước 1: Quản lý phân khúc khách hàng

Phân khúc cho phép doanh nghiệp tập trung vào các nhóm khách hàng tiềm năng cụ thể để đưa ra các chương trình quảng cáo riêng biệt hoặc đưa ra những đề xuất tạo giá trị khác biệt nhằm tạo hiệu quả chăm sóc khách hàng tốt nhất. Có 4 phương pháp để phân khúc khách hàng:

  • Phân khúc theo nhân khẩu học: phân khúc khách hàng dựa trên các yếu tố nhân khẩu học như tuổi, khu vực địa lý hoặc thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, đối với nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ, những yếu tố trên không hoàn toàn phản ánh hành vi người tiêu dùng và không được hữu dụng.
  • Phân khúc theo tâm lý: phân khúc khách hàng dựa trên tâm lý và phong cách sống như thái độ, sở thích, giá trị và địa vị xã hội. Phương pháp này giả định hành vi người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các thói quen và các việc thường làm hằng ngày.
  • Phân khúc theo hành vi: phân khúc khách hàng dựa trên hành vi tiêu dùng như trình độ kiến thức, mức độ sử dụng, lợi ích tìm kiếm, mức độ trung thành. Đến nay, đây là phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất.
  • Phân khúc theo các phân tích: phương pháp này tích hợp các tiêu chí như chi phí vào tính toán giá trị của các phân khúc khách hàng. Phương pháp này cùng với nhưng phương pháp trên cho phép các doanh nghiệp tập trung vào các khách hàng tiềm năng nhất một cách hiệu quả hơn.
Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý tài chính, Giải pháp quản lý doanh nghiệp

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi