Trong ngành sản xuất, rất nhiều hoạt động, nếu không muốn nói là tất cả, đều được dựa trên dự báo nhu cầu sản xuất trong tương lai. Vì lý do này, các nhà sản xuất luôn xem dự báo nhu cầu sản xuất là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện quy trình sản xuất một cách chính xác, đúng thời điểm và hiệu quả.
Bài viết mới nhất
Dự báo nhu cầu sản xuất: Làm thế nào cho tốt?
Đăng bởi Thai Pham vào Tue, Jan 21, 2014
Chủ đề: Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Giải pháp quản lý doanh nghiệp, ERP
Thách thức và cơ hội đối với ngành công nghiệp sản xuất
Đăng bởi Minh Nguyen Quang vào Mon, Dec 9, 2013
"Thay đổi bắt nguồn từ sự thấu hiểu bản thân"
Ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo đang đối mặt với môi trường kinh doanh rạn vỡ và đầy biến động hơn bao giờ hết. Thay đổi hay chấp nhận ra đi là sự lựa chọn duy nhất đối với các doanh nghiệp trong thời điểm này. Nhưng thay đổi bắt đầu từ đâu? Chúng tôi cho rằng thay đổi phải xuất phát từ việc hiểu rõ môi trường kinh doanh bên ngoài và cách thức hoạt động và điều hành bên trong mỗi doanh nghiệp. Trong bài này chúng tôi sẽ nêu lên những thách thức mới đối với ngành sản xuất và chế tạo và giải pháp mà công nghệ BI có thể giải quyết vấn đề trên.
Chủ đề: Hiệu suất doanh nghiệp, Quản lý tài chính, ERP
Lập kế hoạch và dự toán ngân sách để đi đến thành công
Đăng bởi Binh Pham vào Tue, Dec 3, 2013
Trong bài trước, chúng tôi đã thảo luận về vai trò mới của CFO, cũng như sự thay đổi trong hoạt động của phòng tài chính trên con đường đến thành công. Tuy nhiên, cho dù phòng tài chính có đang ở vị trí nào đi nữa, lập kế hoạch và dự toán ngân sách luôn luôn là một trong những thách thức lớn nhất của các giám đốc tài chính.
Chủ đề: CFOs, Quản lý tài chính, Lên kế hoạch và lập ngân sách
4 chiến lược giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của phòng Tài chính
Đăng bởi Binh Pham vào Fri, Nov 29, 2013
Những thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh và thị trường thế giới đem đến cho các CFO cơ hội vàng để đánh giá lại hiệu suất và vai trò của bộ phận tài chính, hợp nhất mô hình và quy trình kinh doanh mới vào doanh nghiệp, đặt ra các bước và mục tiêu SMART để có được các kế hoạch, ngân sách và dự toán chính xác, cũng như cải thiện quyết định chiến lược để tăng trưởng.
Chủ đề: CFOs, Quản lý tài chính
4 bước chiến lược giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của phòng Tài chính
Đăng bởi Uyen Vu vào Fri, Nov 29, 2013
Những thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh và thị trường thế giới đem đến cho các CFO cơ hội vàng để đánh giá lại hiệu suất và vai trò của bộ phận tài chính, hợp nhất mô hình và quy trình kinh doanh mới vào doanh nghiệp, đặt ra các bước và mục tiêu SMART để có được các kế hoạch, ngân sách và dự toán chính xác, cũng như cải thiện quyết định chiến lược để tăng trưởng Trong bài trước, chúng tôi đã đề cập đến 4 vai trò mới của CFO hiện đại. Theo đó, vai trò của CFO đã thay đổi từ những nhiệm vụ quản lý tài chính truyền thống sang vai trò hoạch định chiến lược và lãnh đạo trong công ty. Nhưng dù cho những vai trò đó có là gì đi nữa, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ CFO nào cũng là đưa ra quyết định hợp lý và hiệu quả nhất có thể giúp doanh nghiệp đi đến tương lai.
Để đạt được mục tiêu cuối cùng đó, các CFOs phải có sự thấu hiểu sâu sắc về năng lực của phòng tài chính trong cả hai lĩnh vực báo cáo tài chính cơ bản và nâng cao. Liệu phòng tài chính có đưa ra kết quả chính xác hay không? Họ có tự tin với kết quả đó không? Họ thể giải thích được nguyên do và hiệu quả của kết quả đó hay không? Họ có thể dự đoán chính xác và hợp lý tình hình tài chính của công ty sắp tới hay không? Họ có thể sử dụng những thông tin tài chính đó để đưa ra giải pháp chiến lược hiệu quả hay không? Luật lệ và quy định kế toán thay đổi liên tục đã tăng thêm áp lực vào trách nhiệm của các CFO và phòng tài chính vì họ phải đáp ứng đủ các yêu cầu mới và hoàn thành đúng hạn toàn bộ hoạt động tài chính.
Chủ đề: Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính
Vấn đề và giải pháp giúp lập ngân sách hiệu quả hơn (phần 2)
Đăng bởi Binh Pham vào Wed, Nov 20, 2013
Chủ đề: Quản lý tài chính, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Giải pháp quản lý doanh nghiệp
Vấn đề và giải pháp giúp lập ngân sách hiệu quả hơn (phần 1)
Đăng bởi Binh Pham vào Mon, Nov 18, 2013
Jack Welch, cựu chủ tịch tại General Electric đã từng nói: “Quy trình lập ngân sách…làm hao tổn sức lực, thời gian, niềm vui, và ước mơ của tất cả các công ty’. Đúng vậy, đó là công việc khiến hầu hết chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên đó cũng là điều mà chúng ta không thể tránh khỏi. Việc cần làm là phải đối diện với nó và làm cho nó tốt hơn.
Nếu như có một cách thức giúp bạn giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn, liệu bạn có tin? Để đơn giản hóa quy trình phức tạp này bạn cần có một chương trình hành động cụ thể và công cụ hỗ trợ thật tốt.
Chủ đề: Hiệu suất doanh nghiệp, Quản lý tài chính, Lên kế hoạch và lập ngân sách
4 vai trò mới của các CFO trong kỷ nguyên mới
Đăng bởi Binh Pham vào Thu, Nov 14, 2013
Giám đốc tài chính, hay còn gọi là CFO, luôn được biết đến là những người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và kiểm soát rủi ro tài chính, lên kế hoạch tài chính và báo cáo lên các cấp quản lý cao hơn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên mới này, vai trò của CFO không còn giới hạn trong những công việc kể trên nữa.
Theo một nghiên cứu gần đây của Accenture, có 70% mối tương quan giữa một công ty có hiệu suất hoạt động cao với một công ty có đội ngũ Tài chính hoạt động với hiệu suất cao. Điều này có nghĩa là trách nhiệm của CFO đã thay đổi sang một trang mới. Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng vai trò của CFO đã thay đổi từ việc cung cấp góc nhìn "gương phản chiếu" sang vai trò của một nhà tư vấn chiến lược, lèo lái doanh nghiệp vượt qua những thời khắc khó khăn và định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp.
Những vai trò mới của CFO
CFO hiện nay đang làm việc trong một môi trường đầy biến động và cạnh tranh, đòi hỏi sự thay đổi hầu như hàng ngày để có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng. Báo cáo gần đây của Deloitte & Touche LLP phân loại vai trò của CFO thành bốn nhóm chính mà đã vượt qua ranh giới của các vai trò truyền thống ở trên. Dưới đây là 4 vai trò mới của CFO hiện đại:
Chủ đề: CFOs, Quản lý tài chính
Cách thức quản lý rủi ro tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt
Đăng bởi Thai Pham vào Tue, Jun 18, 2013
Ở bài viết trước, chúng tôi đã thảo luận về những mối quan tâm chính khi nói đến quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp Việt. Rõ ràng, doanh nghiệp Việt có thể học hỏi nhiều từ những doanh nghiệp ở các nước Tây phương, nơi mà báo cáo rủi ro và báo cáo hiệu quả kinh doanh cho ban quản trị được tích hợp. Các cách thức thực hiện tốt nhất và các ứng dụng thực tiễn trong quản lý rủi ro doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ được thảo luận dưới đây.
Những khó khăn trong quản lý rủi ro doanh nghiệp tại Việt Nam
Đăng bởi Thai Pham vào Tue, Jun 11, 2013
Như đã đề cập trong bài viết trước, quản lý rủi ro mới chỉ bắt đầu hình thành ở các doanh nghiệp Việt. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến nhiều doanh nghiệp sụp đổ, đối với các doanh nghiệp đã có thể vượt qua kì khủng hoảng này, họ đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Trong bài viết này, một số vấn đề chính về quản lý rủi ro kinh doanh tại Việt Nam sẽ được xem xét.
Quản lý rủi ro doanh nghiệp & các trở ngại
Trước tiên, rõ ràng là các doanh nghiệp thiếu một quy trình chính thức và chuẩn mực cho việc đánh giá, báo cáo và kiểm soát quản lý rủi ro. Do đó, nhiều doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ bị tổn thương do thiếu khuôn khổ quản lý rủi ro doanh nghiệp.
Không giống như hầu hết các nước châu Âu, mức tối thiểu cho báo cáo rủi ro cho ban quản trị là bắt buộc (CGMA, 2012). Một trong những lý do là tự mãn, tức là công ty chủ quan cho rằng họ có khả năng bảo vệ và chống chọi các rủi ro bởi quy mô doanh nghiệp là quá lớn hay quá nhỏ.
Sự kiện sắp tới: