Việc tuyển dụng thất bại, tuyển sai nhân sự không chỉ là một sai lầm đơn thuần mà còn là một "quả bom nổ chậm" đối với doanh nghiệp. Sơ sót này rất có thể là yếu điểm trí mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò chiến lược của bộ phận HR trong doanh nghiệp.
Hầu hết thời gian, bộ phận nhân sự và lãnh đạo thường chỉ chú trọng đến chi phí tổng hoặc chi phí cho mỗi lần tuyển dụng (cost per hire), làm lu mờ một chỉ số quan trọng không kém khác - chi phí cho mỗi lần tuyển dụng sai.
Đây là một số liệu khó định lượng hơn, nhưng lại có tầm ảnh hưởng sâu rộng, mạnh mẽ hơn. Đã đến lúc HR cần tối ưu toàn bộ quy trình tuyển dụng và cân nhắc những “câu chuyện” mà số liệu đang thể hiện.
Đọc thêm: Vì sao đa số CFO tại Singapore đưa ra quyết định tuyển dụng thiếu chính xác?
Nội dung
Theo Glassdoor, chi phí tuyển dụng một nhân viên mới tại Mỹ có thể lên tới 4.000 USD – một con số không hề nhỏ. Tuy nhiên, chi phí tiềm ẩn đến từ hậu quả của việc tuyển dụng sai còn lớn hơn rất nhiều.
Bao gồm các chi phí như:
Bao gồm các chi phí như:
Đọc thêm: 'Đại khủng hoảng lao động' - Tại sao hàng triệu nhân sự lại bỏ việc?
Bao gồm các chi phí như:
Tùy vào vị trí và cấp bậc, tổng chi phí cho một lần tuyển dụng thất bại có thể dao động từ 30% đến hơn 150% mức lương một năm của nhân viên.
Một nghiên cứu của Harris đã tiết lộ một thực tế đáng báo động: 41% nhà tuyển dụng phải gánh chịu thiệt hại tài chính lên tới hơn 25.000 USD do tuyển dụng sai. Thậm chí, 25% khác còn chịu tổn thất còn lớn hơn, lên tới 50.000 USD. Con số này cho thấy rõ việc tuyển dụng sai lầm không chỉ tốn kém mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp.
Bộ phận tuyển dụng hiện nay đang dần nhận thức rõ hơn về tác hại mà việc tuyển dụng thất bại đem đến. Nhưng họ vẫn vướng phải một vài rào cản nhất định trong việc thuyết phục bộ phận quản lý cấp cao hơn.
Ban lãnh đạo, các giám đốc điều hành thường tập trung vào những kết quả cụ thể, tức thời, khiến việc nêu bật những tác động lâu dài của việc tuyển dụng kém hiệu quả trở nên khó khăn.
Thêm vào đó, việc đo lường những chi phí vô hình của việc tuyển dụng thất bại (như tổn hại danh tiếng, tinh thần giảm sút) như đã giải thích ở trên thường khó có thể ước định chính xác. Các chuyên gia nhân sự không phải lúc nào cũng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các giám đốc điều hành, khiến việc giải thích, đồng thuận càng khó khăn hơn.
Đọc thêm: Bài học thực tế từ Google: "Nói “không’ với phỏng vấn tuyển dụng"
Để thuyết phục các nhà lãnh đạo, bộ phận nhân sự cần xây dựng một chiến lược rõ ràng, kết hợp dữ liệu cụ thể và liên kết với các mục tiêu kinh doanh. Sau đây là một số gợi ý để chiến lược của bạn thêm hoàn thiện.
Chi phí của việc tuyển dụng thất bại rất khó để định lượng chính xác vì có thể tác động đến nhiều yếu tố vô hình, như văn hóa công ty hoặc tinh thần của nhân viên.
Mặc dù con số chính xác có thể khó nắm bắt, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tận dụng dữ liệu có sẵn để ước tính tác động tiềm ẩn. Ngay cả một ước tính sơ bộ cũng có thể là một công cụ mạnh mẽ để chứng minh những tác động về mặt tài chính đối với vận hành và kinh doanh.
Bạn nên cân nhắc ước tính tác động tài chính của việc tuyển dụng thất bại đối với năng suất của đội ngũ nhân sự, dự án bị trì hoãn và những cơ hội bị bỏ lỡ.
Bạn cũng có thể thử ước lượng tác động của hiệu suất kém lên mức độ thu hút, giữ chân và hài lòng của khách hàng và doanh thu.
Ảnh hóa dữ liệu phức tạp qua biểu đồ, đồ thị, infographic cũng có thể giúp bạn đúc kết quan điểm của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Đọc thêm: Tối đa hóa tính đa dạng, hòa nhập và hiệu suất làm việc bằng dữ liệu
Những ví dụ thực tế từ việc tuyển sai người và hậu quả chính là “hồi chuông cảnh tỉnh” hiệu quả hơn cả những số liệu thô hoặc lời nói suông.
Ngoài ra bạn cũng có thể cân nhắc:
Điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu kinh doanh
Nhìn chung, tuyển dụng thất bại, quy trình kém hiệu quả tiềm ẩn vô vàn hệ lụy và ảnh hưởng xấu đến không chỉ môi trường làm việc mà còn cả thương hiệu và lợi nhuận của công ty. Tuy loại chi phí này khó có thể định lượng chính xác, chúng ta không thể phủ nhận hay phớt lờ sự thật rằng chúng đang tồn tại.
Thay vì chỉ chú trọng lấp đầy những vị trí còn trống trong thời gian ngắn, bộ phận nhân sự và cả giám đốc điều hành cần cân nhắc kỹ lưỡng đâu là tiềm năng, cơ hội và mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Từ đó, điều chỉnh và tối ưu hóa quy trình tuyển dụng để đạt kết quả bền vững hơn.
Bạn có tò mò về quy trình tuyển dụng hiện đại trông như thế nào không? Tải ngay tài liệu sau đây của TRG.