<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

'Đại khủng hoảng lao động' - Tại sao hàng triệu nhân sự lại bỏ việc?

Đăng bởi Mai Hoai Thu vào

Đại khủng hoảng lao động (the Great Resignation) là một hiện tượng dùng để chỉ tỉ lệ người lao động bỏ việc cao hơn mức bình thường. Kể từ khi triển khai các chương trình tiêm vắc xin COVID-19 vào tháng 4 năm 2021, sự gia tăng số lượng liều vắc xin được tiêm tỉ lệ thuận với số lượng người lao động nghỉ việc trong một tháng. Và con số đó đã phá vỡ kỷ lục mọi thời đại của Hoa Kỳ. Lượng người bỏ việc lại tiếp tục tạo ra kỷ lục trong những tháng tiếp theo. Đại khủng hoảng lao động? Con số này sẽ chỉ tiếp tục tăng lên!

Đọc thêm: Ngoài vấn đề lương bổng, vì sao nhân viên bạn lại nghỉ việc?

"Đại khủng hoảng lao động" - Tại sao hàng triệu nhân sự lại bỏ việc

COVID-19 đã gây ra hiện tượng "Đại khủng hoảng toàn cầu" như thế nào?

Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (1), mức độ nghỉ việc đang gia tăng trong hầu hết các ngành, đặc biệt là Dịch vụ lưu trú, Dịch vụ ăn uống, Giải trí và Khách sạn. Tuy nhiên, ngay cả các ngành như công nghệ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng sẽ chứng kiến số lượng nhân viên bị cắt giảm và nghỉ việc tăng mạnh.

Trong suốt đại dịch, nhân viên có nhiều thời gian để suy nghĩ về môi trường làm việc và con đường sự nghiệp nếu vị trí hiện tại không thể đáp ứng nhu cầu sức khỏe và hạnh phúc của họ. Nhân viên trẻ, đặc biệt là sinh viên có thu nhập thấp, tự do hơn trong việc quyết định rời bỏ công việc mà họ không thích và theo đuổi các cơ hội khác.

Đọc thêm: Vì sao trong lúc khủng hoảng chúng ta cần kiểm điểm lại bản thân?

Trong một nghiên cứu của Microsoft (2), có hơn 40% lực lượng lao động trên toàn thế giới đang cân nhắc nghỉ việc trong năm nay. Hàng trăm triệu người, từ nhân viên tuyến đầu đến giám đốc điều hành cấp cao nhất đã sẵn sàng nghỉ việc.

Tính đến tháng 6 năm 2021, chỉ có 1,3 triệu nhân viên bị cắt giảm trong khi có hơn 4 triệu người từ chức (3). Tệ hơn nữa, hơn 15 triệu công nhân Mỹ đã “tự nguyện” bỏ việc kể từ tháng Tư.

Theo một nghiên cứu của McKinsey (4) tại bốn quốc gia (Úc, Canada, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ), có 40% người lao động sẽ nghỉ việc trong vòng ba đến sáu tháng tới ngay cả khi họ chưa có việc làm mới; 18% trong số họ cho rằng ý định từ chức là "hoàn toàn chắc chắn".

Đáng chú ý, 48% người lao động đang hướng đến những công việc mà họ mong muốn (5). Người lao động có xu hướng chọn những công ty phù hợp với yêu cầu của họ và ưu tiên những công ty cung cấp môi trường làm việc linh hoạt hơn hoặc hình thức làm việc từ xa.

Tình trạng "nghỉ việc" này được ví như một cuộc di cư hàng loạt, một xu hướng mà các lãnh đạo phải chuẩn bị tinh thần để ứng phó với sự thay đổi lớn trong đội ngũ nhân sự.

Đọc thêm: Làm gì để đảm bảo sức khỏe tinh thần cho nhân viên làm việc từ xa?

Điều gì đã dẫn đến sự khó lường của hiện tượng "Đại khủng hoảng lao động" sau đại dịch?

Mặc dù phần lớn lực lượng lao động toàn cầu đã được tiêm phòng, nhưng có vẻ như các doanh nghiệp sẽ không hoạt động “như bình thường”. Đại dịch mang đến cho nhân viên nỗi ám về “cái chết” nên họ rất lo lắng về sức khỏe của mình khi trở lại văn phòng làm việc giữa chốn đông người.

Washington Post (6) cho biết nhiều công nhân nghỉ việc vì chủ doanh nghiệp không tỏ ra lo lắng về các mối đe dọa do COVID-19 cũng như coi trọng mối quan tâm của nhân viên. Và thay vì dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân, các công ty lại chuyển sang các biện pháp khắc phục nhanh, nhưng cuối cùng vẫn không thành công.

Ví dụ, tăng lương, tăng trợ cấp hoặc tiền thưởng, thiết kế lại văn phòng bắt mắt hơn và các lợi ích bổ sung khác, v.v. nhưng lại không đầu tư vào việc tăng cường mối quan hệ giữa nhân viên, đồng nghiệp và người sử dụng lao động.

Theo quan điểm của người lao động, họ xem các biện pháp này là một giao dịch chứ không phải là một hợp đồng tâm lý. Mối quan hệ này là minh chứng cho việc một công ty không có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân viên.

Toàn bộ lực lượng lao động đang đánh giá lại cảm nhận của họ về công việc họ đang làm

Một bài học có thể rút ra từ đại dịch đó là nhân viên đang rất muốn doanh nghiệp cân nhắc đầu tư nhiều hơn vào khía cạnh con người. Khi nhân viên làm việc từ xa, họ cũng làm nhiều giờ hơn. Điều này gây khó khăn cho việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống, khiến nhân viên căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhân viên trở nên mệt mỏi, căng thẳng trong công việc và ngày càng quan ngại về an toàn và sức khỏe của bản thân.

Người lao động có nhiều thời gian và không gian để đánh giá lại về các ưu tiên và động lực của họ. Họ muốn:

  • Sửa đổi và điều chỉnh mục đích trong công việc
  • Các mối quan hệ và tương tác có ý nghĩa với đồng nghiệp và quản lý
  • Một nhận thức chung
  • Chủ doanh nghiệp thấu hiểu và chịu đầu tư công sức để đa dạng hóa trải nghiệm làm việc của họ

Tính tự chủ và tính linh hoạt là một phần quan trọng của công thức thành công cũng như cảm giác mà doanh nghiệp đem đến cho họ. Các nhà tuyển dụng đang mạo hiểm bằng chính doanh nghiệp của mình khi không nỗ lực hoàn thiện trải nghiệm của nhân viên và đáp ứng các yêu cầu về quyền tự chủ và tính linh hoạt trong công việc. Khi các doanh nghiệp lơ là các đặc quyền và giá trị của nhân viên, họ sẽ phải chịu thua thiệt.

Người lao động cố gắng định hình lại các ưu tiên của họ trong cuộc sống

Đại khủng hoảng lao động cũng được thúc đẩy bởi quan niệm "đơn giản hóa sự nghiệp", có nghĩa là người lao động đang đánh giá lại các ưu tiên khác trong cuộc sống của họ. Người lao động quá tập trung vào công việc và vô tình đánh đổi sức khỏe của mình để thu về những thứ vật chất như tiền tài, quần áo xa xỉ và bất động sản.

Xu hướng "đơn giản hóa công việc" thúc đẩy nhân viên từ bỏ tham vọng để tập trung vào những khía cạnh khác trong cuộc sống. Người lao động sẽ tìm kiếm những cơ hội với mật độ công việc ít hơn hoặc không đòi hỏi gánh nặng, trách nhiệm hay căng thẳng. Do đó, họ ngày càng chấp nhận sự mơ hồ, tự tin vào bản thân và đưa ra các lựa chọn nghề nghiệp dựa trên giá trị bản thân, sức khỏe và gia đình.

Tuy nhiên, mong muốn cân nhắc lại công việc và cuộc sống không có nghĩa là họ sẵn sàng từ bỏ công việc. Tóm lại là họ chỉ dành thời gian để xem xét mọi thứ và loại bỏ một số yếu tố nhất định.

Đọc thêm: Phương pháp Lãnh đạo Hợp tác – Xu hướng quản lý nhân sự mới?

Trong cơn sóng dữ này, làm sao doanh nghiệp có thể giữ chân được nhân viên của mình?

Lời khuyên dành cho nhà tuyển dụng

Giữa muôn vàn các cuộc họp trực tuyến, hàng trăm công việc nhà và một danh sách dài những việc cần làm, đại dịch chính là cơn "đại sóng thần" chắc chắn khiến tất cả chúng ta kiệt sức.

Doanh nghiệp có thể đánh giá những quản lý về khả năng khơi dậy niềm hứng khởi và truyền cảm hứng cho nhóm của họ hay cho tất cả nhân viên "nghỉ phép một tuần" mỗi năm để họ thư giãn mà không phải lo lắng về đống email cũng như cung cấp các khóa học hoặc hoạt động giúp tăng tính linh động cho tất cả nhân viên.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng:

  • Giúp nhân viên tìm thấy giá trị trong công việc mà họ làm

Lời khuyên dành cho nhân viên

Nếu bạn đang cân nhắc nghỉ việc, một lời khuyên dành cho bạn là hãy tiến hành theo từng bước nhỏ thay vì đột ngột nhảy sang một hướng mới.

Thay vì tập trung vào núi hồ sơ và ép buộc bản thân phải tăng năng suất, hãy điều chỉnh công việc và nhiệm vụ hiện có để đáp ứng cho phù hợp với cuộc sống mà bạn muốn.

Cuối cùng, khi trong đầu bạn xuất hiện suy nghĩ nghỉ việc, hãy học càng nhiều càng tốt và gặp gỡ những người giàu kinh nghiệm trong ngành.

Dùng thử Giải pháp Gắn kết nhân viên

Nguồn:

1. https://www.bls.gov/news.release/jolts.t04.htm

2. https://www.microsoft.com/en-us/worklab/work-trend-index/hybrid-work

3. https://www.investopedia.com/the-great-resignation-5199074

4. https://www.mckinsey.com/business-functions/people-and-organizational-performance/our-insights/great-attrition-or-great-attraction-the-choice-is-yours

5. https://news.prudential.com/shifting-worker-expectations-guide-coming-talent-migration.htm

6. https://www.washingtonpost.com/business/2021/10/07/top-reasons-great-resignation-workers-quitting/ 

Chủ đề: Quản lý nhân tài

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi