<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Ngoài vấn đề lương bổng, vì sao nhân viên bạn lại nghỉ việc?

Đăng bởi Khoa Tran vào

Không ai có thể phủ nhận lợi ích của việc thu hút những nhân tài chất lượng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc giữ chân những cá nhân năng suất cao hiện tại cũng quan trọng không kém. Do đó, một phần trách nhiệm của người quản lý là giữ chân nhân viên và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ khiến họ quyết định nghỉ việc.

vì sao nhân viên bạn lại nghỉ việc?

Điều gì khiến nhân viên quyết định nghỉ việc?

Dưới cương vị quản lý, có lẽ không ít lần bạn cho rằng bản thân đã cung cấp đầy đủ mọi thứ mà nhân viên yêu cầu, tại sao họ vẫn ra đi? Mức lương đương nhiên là một yếu tố quan trọng nhưng trong đa số trường hợp, đó không phải là nguyên nhân thúc đẩy nhân viên của bạn rời bỏ công việc hiện tại.

Đọc thêm: Xây dựng, quản lý, giữ chân và phát triển đội ngũ bán hàng

Nhìn chung, chúng ta có thể phân chia lý do tại sao một nhân viên lại cân nhắc đổi việc thành 3 nhóm sau đây.

1. Cơ hội phát triển cá nhân

Ai trong chúng ta cũng đều muốn được công nhận, khen thưởng hoặc được tạo cơ hội để thăng tiến vì những nỗ lực mà chúng ta đã bỏ ra.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với thế hệ Y và Z. Họ tin rằng những cơ hội đề bạt thăng chức nên dựa trên khả năng một cá nhân sở hữu thay vì chỉ đơn thuần là vì cá nhân đó đã làm việc với công ty lâu nhất.

Trong một nghiên cứu do Navigos thực hiện vào năm 2017, đối với thế hệ Y, để được thăng chức, cá nhân cần sở hữu hoặc hoàn thành những yếu tố sau:

  • Nâng cao, học hỏi các kỹ năng cần thiết cho vị trí mới (39%)
  • Hoàn thành được mục tiêu trong công việc hiện tại (26%)
  • Sở hữu những ý tưởng mới, mang tính đột phá để phát triển doanh nghiệp (21%)

Chính vì lý do đó, nếu nhân viên trẻ của bạn bắt đầu cảm thấy buồn chán với công việc thường nhật, hoặc người quản lý không quan tâm đến việc phát triển nhân viên, chắc chắn họ sẽ tìm kiếm cơ hội mới.

Đọc thêm: Tối ưu hóa đào tạo và phát triển nhân viên trong kỷ nguyên số

2. Người quản lý và nhóm

Khi một nhân viên quyết định nghỉ việc, họ không rời bỏ doanh nghiệp mà họ rời bỏ đồng nghiệp và quản lý của họ.

Có thể lý giải câu nói trên thông qua một ví dụ đơn giản như sau. Hãy tưởng tượng bạn xảy ra mâu thuẫn với các thành viên trong nhóm, bạn không hài lòng về phong cách làm việc, cả hai thường đối nghịch nhau về tư tưởng hoặc thậm chí với cả thói quen của cá nhân. Mâu thuẫn khiến cho mối quan hệ của bạn với nhóm trở nên căng thẳng, và vì vậy bạn quyết định nghỉ việc.

Trong một ví dụ khác, bạn xảy ra mâu thuẫn với quản lý trực tiếp vì những lý do tương tự như trên. Bạn cho rằng người quản lý hiện tại không đủ khả năng lèo lái cả nhóm, họ đưa ra quyết định không đúng đắn, họ không biết cách truyền cảm hứng hoặc động viên nhóm, v.v.

Một khi nhân viên của bạn không còn cảm thấy hứng thú với công việc, họ sẽ ngừng cố gắng, ngừng gắn kết và tách mình ra khỏi nhóm. Dần dà, việc họ tìm cách ra đi chỉ là chuyện sớm muộn.

Đọc thêm: Làm gì để duy trì sự gắn kết nhân viên trong môi trường biến động?

Có thể bạn chưa biết, mẫu người quản lý lý tưởng đối với thế hệ Millennials (thế hệ Y) phải sở hữu những kỹ năng sau:

  • Biết lắng nghe và truyền cảm hứng cho nhân viên
  • Đóng vai trò như một người huấn luyện hơn là sếp
  • Có kiến thức sâu rộng và kỹ năng chuyên môn cao

3. Cân bằng công việc và cuộc sống

30% người tham gia khảo sát của Navigos cho biết họ sẽ làm việc cho đến khi không còn khả năng để tiếp tục. 58% đồng ý sẵn sàng cống hiến 41 đến 50 giờ một tuần cho công việc nếu cần.

Tuy nhiên, làm việc quá sức và stress có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân viên. Mặc dù thế hệ Y có tính độc lập cao nhưng gia đình vẫn là ưu tiên hàng đầu của họ. Đặc biệt là đối với nhân viên nữ, nếu họ có cơ hội lựa chọn thời gian làm việc tốt hơn hoặc các đặc quyền tương tự, họ sẽ chuyển việc.

Vì vậy, trong suốt vòng đời của nhân viên, thế hệ Y cần thời gian riêng cho bản thân, để "nghỉ giải lao" và chăm sóc cho gia đình. Những lý do phổ biến khác khiến thế hệ Y quyết định nghỉ là để theo đuổi mơ ước/ sở thích riêng hoặc đi du lịch.

Ngày càng có nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà hoặc linh hoạt giờ giấc để nhân viên không cảm thấy kiệt sức.

Đọc thêm: Lãnh đạo hợp tác - Xu hướng quản lý nhân sự mới?

Nhân viên là tài sản quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Thu hút tài năng đã khó, giữ chân được họ là một thách thức, một bài toán hóc búa cho nhân sự, quản lý và cho cả doanh nghiệp. Nhưng làm sao để bạn hiểu được nhân viên đang nghĩ gì?

Hãy để TRG Talent giúp bạn. Các giải pháp quản lý tài năng của TRG Talent hỗ trợ doanh nghiệp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, từ xác định ứng viên thích hợp cho một vị trí, tìm hiểu nhu cầu phát triển nhân viên và tối ưu hóa kỹ năng lãnh đạo.

Bạn muốn một giải pháp quản lý nhân tài vừa hiện đại vừa thân thiện với người dùng? Yêu cầu một buổi demo giải pháp ngay hôm nay!

Yêu cầu demo

Chủ đề: Quản lý nhân tài

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi