Robert Haft, một công ty tư vấn nhân sự từ Mỹ, đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 150 Giám đốc tài chính (CFO) tại Singapore để thu thập kết quả về tính chính xác của các quyết định khi tuyển dụng của họ. Điều đáng ngạc nhiên là phần lớn các CFO được khảo sát (98%) thừa nhận đã đưa ra quyết định sai lầm khi tuyển dụng nhân viên mới. Với 24% (một phần tư) trong số họ chỉ mất hai tuần để nhận ra rằng họ đã thuê nhầm người.
Quyết định tuyển dụng sai lầm sẽ hao tốn của doanh nghiệp bao nhiêu?
Các nguyên nhân chính dẫn đến việc tuyển dụng thiếu chính xác có thể kể ra là: 43% do không phù hợp về kỹ năng, trong khi một phần ba các CFO còn lại cho rằng thành viên mới bị thiếu hoặc dư thừa về kỹ năng, trường hợp cuối cùng là vì các ứng viên không thích hợp với văn hóa vốn có tại nơi làm việc (34%).
Việc quyết định tuyển dụng ứng viên thiếu chính xác có thể xảy ra dễ dàng, với những hậu quả không thể tránh khỏi: khối lượng công việc và căng thẳng gia tăng đối với các đồng nghiệp và quản lý khi đối phó với những rắc rối gây ra bởi việc tuyển dụng sai. Dẫn đến giảm năng suất, hiệu suất tổng thể sa sút và gia tăng chi phí khi tuyển dụng của doanh nghiệp.
Infographic: 6 tiêu chí của một bài Đánh Giá Trước Tuyển Dụng hiệu quả
Bên cạnh những hậu quả kể trên, các công ty Singapore cũng gặp khó khăn khi tính toán chính xác các chi phí trong trường hợp tuyển dụng sai. Theo kết quả báo cáo, 41% số người được hỏi nói rằng một trong những nguyên nhân chính khiến việc tính khoản chi phí này thiếu chính xác là: mặc dù doanh nghiệp có thực hiện theo dõi các khoản phí, nhưng họ không thể kết hợp chúng vào chỉ một con số duy nhất.
Các CFO còn lại thì cho rằng sẽ có một vài khoản chi phí không thể đo lường chính xác được. Thêm vào đó, một vài công ty thừa nhận rằng họ đã không thực sự tính toán chi phí hoặc theo dõi các khoản chi phí đủ chặt chẽ.
Chi phí tuyển dụng từ lâu đã là mối lo ngại lớn đối với các doanh nghiệp, bởi vì ngoài các chi phí rõ ràng như: giảm ROI, tăng chi phí tuyển dụng và đào tạo, giảm tỷ lệ doanh thu và hiệu suất tổng thể, thì một quyết định tuyển dụng sai lầm sẽ gây gián đoạn và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của cả nhóm, làm giảm năng suất của nhân viên và thậm chí gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn hơn cho bộ phận nhân sự sau này.
Đọc thêm: Kỹ năng tài chính chuyên môn không đủ cho các chuyên gia tài chính
Thiết lập một quy trình tuyển dụng hợp lý
Để giải quyết những sai lầm về tuyển dụng này, 35% các CFO được khảo sát chọn chấm dứt hợp đồng tuyển dụng của nhân viên. Một mặt, 33% số người được khảo sát quyết định áp dụng một chương trình đào tạo để phát triển các kỹ năng của nhân viên đến mức họ mong muốn. Mặt khác, một số CFO khắc phục sự cố nội bộ bằng cách tìm vị trí khác trong công ty phù hợp hơn với nhân viên mới này. Dù bằng cách nào, vấn đề này cũng có thể được giảm thiểu được khi doanh nghiệp áp dụng một quy trình tuyển dụng hợp lý và hiệu quả.
Quy trình tuyển dụng ngày nay mang tính phức tạp hơn so với quá khứ. Kinh nghiệm làm việc của ứng viên đã không còn là yếu tố quyết định khi tuyển dụng, bởi các kỹ năng có thể chuyển đổi như: kĩ năng lãnh đạo, giao tiếp, khả năng linh hoạt và giải quyết vấn đề sẽ hỗ trợ cho sự thành công trong tương lai của ứng viên hiệu quả hơn là kinh nghiệm làm việc của họ.
Đọc thêm: Bí quyết để phòng nhân sự xác định ưu tiên nguồn lực trong tuyển dụng
Vì vậy, các nhà quản lý tuyển dụng phải xác định các tiêu chí tuyển dụng mà họ mong muốn, cũng như tạo “mô hình ứng viên” trước khi tiến hành quá trình tuyển dụng thực tế. Doanh nghiệp cần xem việc đào tạo và định hướng là một phần của quá trình tuyển dụng, bởi vì cung cấp đào tạo phù hợp với nhu cầu của ứng viên sẽ hiệu quả hơn việc thuê ứng viên không phù hợp nhưng giàu kinh nghiệm. Cuối cùng là, doanh nghiệp cần phải liên tục đánh giá và cập nhật quy trình tuyển dụng để cân bằng giữa mức hiệu quả và tính chính xác của quá trình tuyển dụng, đồng thời chuẩn bị cho doanh nghiệp trước mọi xu hướng và nhu cầu đang xuất hiện trong lĩnh vực quản lý tài năng.