<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Năm xu hướng đáng chú ý cho các nhà quản lý bán lẻ

Đăng bởi Thai Pham vào

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện tại, để xây dựng lòng trung thành của khách hàng và thu hút khách hàng mới, các nhà quản lý bán lẻ phải không ngừng cập nhật những xu hướng mới. Trong bài viết của mình trên báo The Guardian, Jon Staneby đã đưa ra 5 xu hướng đáng chú ý giúp các nhà bán lẻ làm gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

Gắn kết khách hàng theo thời gian thực

Khả năng cung cấp dữ liệu cập nhật cho khách hàng có thể là một lợi thế cạnh tranh lớn đối với bất cứ nhà bán lẻ nào. Một ví dụ điển hình là  trong ngành du lịch. Những dữ liệu tức thời về số phòng trống, hay thời điểm nào căn phòng cuối cùng được đặt là những thông tin rất hữu ích đối với khách hàng. Cũng như trong ngành thời trang, khi muốn mua một sản phẩm, khách hàng rất mong muốn được so sánh giá cả giữa các cửa hàng và tìm địa điểm gần nhất để mua sản phẩm. .

Hiện tại, có rất nhiều giải pháp quản lý bán lẻ có khả năng cung cấp thông tin cập nhật mới nhất một cách tức thời cho khách hàng và giúp tạo báo cáo tự động cho nhà quản lý.

Nhận biết những bất thường trong dữ liệu.

Đôi khi, việc nhận ra những bất thường nhỏ có thể đem lại nhiều cơ hội lớn cho nhà quản trị. Những người tìm kiếm những từ khóa đặc thù sẽ thường có nhu cầu mua sản phẩm đó cao hơn là những người tìm kiếm thông thường. Vì thế, các nhà quản lý nên để tâm hơn đến việc tìm ra các điểm khác biệt trong nguồn dữ liệu nhằm tạo ra những cơ hội lớn hơn cho doanh nghiệp.

retail management

Truyền thông thương hiệu (Brand journalism)

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của các kênh mạng xã hội đã giúp truyền thông thương hiệu trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp các nhà bán lẻ tạo dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Việc tạo ra các câu chuyện thú vị hay đưa ra những lời khuyên hữu ích có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng và khiến họ chia sẻ câu chuyện đó trên các kênh mạng xã hội giúp các nhà quản trị không chỉ hoàn thiện hình ảnh thương hiệu mà còn đem đến những thông tin bổ ích cho khách hàng.

Tuy nhiên, nguồn ý tưởng để đưa ra những thông tin thực sự có ích và thu hút chú ý của khách hàng luôn là một câu hỏi hóc búa với các nhà quản lý. Một cách đơn giản nhất là hãy tham khảo chính khách hàng của bạn. Thông qua mạng xã hội, bạn có thể dễ dàng tìm được xu hướng đang được quan tâm, hay thu thập ý tưởng ngay trong nội bộ công ty bạn.

Truyền thông thương hiệu nên được triển khai thường xuyên nhằm giữ vị trí thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng, nhờ đó thương hiệu của bạn sẽ là lựa chọn ưu tiên khi họ muốn mua sản phẩm.

Giúp đỡ các khách hàng "đưa tin"

Có nhiều khách hàng đánh dấu lại những sản phẩm họ thích và giới thiệu cho bạn bè hoặc tạo những danh mục hàng yêu thích (wish list). Dần dần, họ vô tình trở thành người giới thiệu cho sản phẩm của bạn. Để khuyến khích và đẩy mạnh việc này, các nhà bán lẻ nên cung cấp thêm những tiện ích, các liên kết đến sản phẩm để khách hàng dễ dàng chia sẻ thông tin về sản phẩm cho cộng đồng của họ.

Xem xét việc marketing tại thị trường mới

Sự phát triển của kinh doanh online xuyên quốc gia được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.  Do đó, có nhiều ý kiến cho rằng nên phát triển website đa ngôn ngữ để phục vụ cho thị trường này. Tuy vậy, liệu rằng việc này có thực sự cần thiết ?

Sử dụng cùng một phương thức hoạt động tại thị trường hiện tại cho một thị trường mới chưa chắc sẽ đem lại doanh số mong muốn. Thay vào đó, phân phối thông qua các đối tác bán lẻ địa phương sẽ hiệu quả hơn nếu bạn muốn mở rộng thị trường.

Thế nên, các nhà quản trị cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào việc xây dựng website đa ngôn ngữ.

 Bài viết này được tham khảo từ bài viết gốc tại trang The Guardian.

Tác giả: Jon Staneby

Jon Staneby là giám đốc chiến lược dịch vụ của công ty Responsys - một công ty digital marketing hàng đầu ở Anh. Ông có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành digital marketing tại Anh và Châu Âu. Jon đã điều hành đội ngũ chiến lược dịch vụ tại Responsys trong 3 năm qua, ông và cộng sự đã tư vấn chiến lược marketing cho nhiều thương hiệu hàng đầu của châu Âu như B&Q, John Lewis, Lufthansa, Mothercare và New Look. Việc sử dụng giải pháp Responsys Interact Suite đã giúp các thương hiệu này đạt được giải thưởng marketing đa kênh. 

Jon cũng làm blogger khách mời cho blog của Econsultancy với những bài viết có giá trị về digital marketing. Ông đang cố gắng áp dụng phương pháp khoa học vào marketing - những nghiên cứu này thường xuất hiện trong những bài viết của ông.

Công ty Responsys là công ty đi đầu trong ngành digital marketing điện toán đám mây. Chi tiết xem tại website : www.responsys.com

 

Bạn có thể liên lạc với Jon thông qua trang profille LinkedIn của ông tại đây.

 

Bạn thích bài viết này?  Đăng ký vào blog của chúng tôi để nhận bài viết hàng tuần

Chủ đề: Retail Management System, Phần mềm quản lý bán lẻ, Quản lý hoạt động doanh nghiệp

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi