Kế hoạch kinh doanh tích hợp (integrated business planning, IBP) đã mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho không ít doanh nghiệp. Theo một khảo sát được thực hiện gần đây bởi Aberdeen Research, những doanh nghiệp tận dụng tối đa những tính năng của một quy trình IBP hoàn chỉnh trong vòng 2 năm sau đã thu về được những lợi ích sau:
- Lợi nhuận tăng 17%
- Tổng lợi nhuận gộp tăng 10%
- Lợi nhuận trên tài sản ròng (RONA) tăng 7.5%
Mặt khác, cũng có không ít doanh nghiệp vẫn sử dụng S&OP thông qua các bảng tính Excel vừa rời rạc vừa không hiệu quả. Nhằm cải thiện quy trình và giữ vững vị thế cạnh tranh, doanh nghiệp phải cải tiến các bước lập kế hoạch của mình.
5 yếu tố cần thiết cho kế hoạch kinh doanh tích hợp hoàn chỉnh
1. Chiến lược
Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất chính là đồng bộ chiến lược của doanh nghiệp và bộ phận kinh doanh với chiến lược tổng thể của chuỗi cung ứng, sau đó chuyển đổi chiến lược đó thành mô hình vận hành thích hợp. Mô hình này đóng vai trò như một khung sườn để phát triển quy trình IBP. Thấu hiểu toàn bộ chiến lược là bước khởi đầu trong việc tối ưu hóa kết cấu chuỗi cung ứng và thiết kế quy trình vận hành.
Một quy trình IBP được hoạch định một cách chiến lược sẽ đem đến những lợi ích vượt trội. Thay vì chỉ chú trọng vào doanh thu bán hàng hoặc cân bằng cung và cầu, IBP có thể giúp doanh nghiệp ra quyết định tạo lợi nhuận cao nhất cho toàn công ty.
2. Nhân lực
Người quản lý dự án IBP lý tưởng nhất nên đến từ nhóm quản lý cấp cao (CEO hoặc một trong những nhân viên dưới quyền trực tiếp của CEO) vì họ sẽ là người chịu trách nhiệm đồng bộ hóa hàng loạt quy trình và gắn kết các phòng ban khác nhau thể theo chiến lược kinh doanh tổng thể.
Cũng giống như những dự án khác, triển khai IBP cần một kế hoạch cụ thể, được giải thích rõ ràng, và đảm bảo mọi nhân viên đều nhận biết được vai trò của họ cũng như mong đợi của cả nhóm.
Để thành công, kế hoạch cần có những cột mốc nhất định, dễ đo lường. Kỷ luật là một yếu tố quan trọng thúc đẩy dự án IBP thành công và tạo dựng một nền tảng vững chắc giúp đảm bảo độ thành công của quá trình triển khai.
3. Quá trình
Để có thể triển khai một quá trình IBP tích hợp toàn bộ và tối ưu hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải thực thi theo một phương thức tiếp cận đã được hoạch định sẵn và tương thích với kết cấu của kế hoạch kinh doanh tích hợp.
Một quá trình triển khai IBP thành công cần phải có những bước sau:
- Xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp
- Xác định vị trí doanh nghiệp mong muốn đạt được
- Tận dụng những yếu tố tạo nên thành công
- Kaizen (cải tiến liên tục)
4. Hệ thống
IBP không hề đơn giản - quy trình cần người thích hợp và cả nền tảng công nghệ hỗ trợ thích hợp. Excel hoặc ngay cả những giải pháp Business Intelligence hiện đại nhất cũng chưa chắc sở hữu khả năng và thích hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Công nghệ thích hợp là tác nhân thúc đẩy toàn bộ quy trình IBP. Giải pháp thích hợp nên được xây dựng dựa trên mô hình và khả năng tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Công nghệ sẽ cho phép doanh nghiệp đưa ra quyết định tạo lợi nhuận dựa trên các tình huống “nếu như” giả định.
Tại vị trí chiến lược, công nghệ sẽ đem đến giải pháp quản lý hàng tồn kho tốt nhất dựa trên một loạt những yếu tố phức tạp như hạn sử dụng, thời gian hoàn thiện, khả năng lưu trữ, nguồn lực và khả năng tận dụng tài sản. Điều này cần doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về hệ thống chuỗi cung ứng để có thể đem đến một kế hoạch toàn diện nhất.
5. Các chỉ số
Hệ thống IBP hiệu quả phụ thuộc và độ chính xác và khả năng thúc đẩy hành động của dữ liệu. Để áp dụng những quy tắc khoa học vào quản lý dữ liệu đòi hỏi doanh nghiệp sở hữu dữ liệu minh bạch và chính xác.
Thiết lập mô hình quản trị dữ liệu cho quy trình IBP đảm bảo độ nhất quán và toàn vẹn của thông tin, đồng thời đảm bảo quy trình sẽ cải tiến không ngừng.
Thêm vào đó, chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường chính xác độ hiệu quả của việc thực thi chiến lược bao gồm:
- Độ chính xác của dự báo
- Tỷ lệ đơn hàng được thực hiện (fill rate)
- Hàng hóa lỗi mốt
- Tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho
- Thời gian làm việc quá giờ
- Tỷ lệ sử dụng