Khảo sát An ninh Bán lẻ Quốc gia năm 2004 thực hiện bởi Đại học Florida cho thấy sự thất thoát chiếm đến 1.54% doanh số bán lẻ hàng năm - và cao gấp 3 lần đối với những nhà bán lẻ vừa và nhỏ. Nghiên cứu từ tổ chức AMR cùng năm cũng chỉ ra rằng hành vi ăn trộm của nhân viên là nguyên nhân gây tổn thất cao nhất trong hoạt động bán lẻ, chiếm đến 50%.
Một nghiên cứu khác bởi Viện nghiên cứu Kinh doanh Hoa Kỳ vào năm 2006 cũng cho thấy sụt giảm kho hàng do hành vi ăn trộm của nhân viên gây thất thoát 35 tỷ USD trong ngành bán lẻ Hoa Kỳ bên cạnh hàng tỷ đô la thất thoát khác gây ra bởi sai sót của nhân viên.
Không nghi ngờ gì nữa, kiểm soát an ninh đối với nhân viên đã trở thành vấn đề đau đầu với các nhà bán lẻ khắp thế giới. Để tuân theo đầy đủ các luật lệ liên quan đến báo cáo tài chính và bảo vệ lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải tiến hành các biện pháp chống lại nạn gian lận từ nhân viên, bao gồm cả trộm cắp và gian lận trong các giao dịch thanh toán.
Trước tiên và trên hết, các nhà bán lẻ cần phải nâng cao ý thức của nhân viên về hậu quả liên quan đến hành vi không trung thực. Nói cách khác, doanh nghiệp cần đề ra một chương trình phòng chống thất thoát quy định các hướng dẫn và biện pháp xử phạt trước khi áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ.
Một hệ thống quản lý bán lẻ hiệu quả cho phép nhà bán lẻ kiểm soát mức độ truy cập vào các chức năng chuyên biệt và dữ liệu trong hệ thống cũng như những chương trình liên quan. Ví dụ, chỉ có người dùng nào được chỉ định mới có thể thay đổi các thông tin về số lượng và giá cả trên hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng có thể:
- Kiểm soát các khoản chiết khấu
- Kiểm soát các hình thức thanh toán được chấp nhận
- Kiểm soát việc tạo / sửa số liệu