<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Chiến lược tài chính 2 tầng (two-tier) đóng góp gì cho doanh nghiệp?

Đăng bởi Thai Pham vào

Nếu doanh nghiệp chỉ có một cơ sở duy nhất, tất cả nhân viên đều tập trung tại một chỗ thì việc quyết định nâng cấp hoặc chuyển đổi sang một hệ thống quản lý tài chính mới khá đơn giản.

Nhưng quá trình này lại không đơn giản đối với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh và văn phòng tại nhiều quốc gia, hoặc các doanh nghiệp đang mở rộng qua các thương vụ sáp nhập, mua lại, và cả doanh nghiệp liên doanh. Các chuyên gia IT của những doanh nghiệp này cần một giải pháp mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu hợp nhất hệ thống tài chính toàn doanh nghiệp.

Đọc thêm: So sánh chiến lược điện toán đám mây của SAP và Infor

Chiến lược tài chính 2 tầng (two-tier) mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì

Để giải quyết những vấn đề này, ngày càng nhiều các doanh nghiệp áp dụng chiến lược tài chính “hai tầng” (two-tier). Khi áp dụng chiến lược two-tier vào chọn lựa một giải pháp quản lý tài chính, các doanh nghiệp không xem trụ sở và tất cả các chi nhánh hoặc phòng ban của họ như một tập thể đồng nhất. Thay vào đó, họ xem xét cấp độ các chức năng cần thiết tại các chi nhánh khác nhau, cũng như khả năng hoạt động của toàn bộ công ty.

Từ đó doanh nghiệp có thể tìm ra nhiều hệ thống không những có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng mà còn có thể kết hợp với nhau một cách dễ dàng. Để thuận tiện cho việc quản lý, hầu hết các doanh nghiệp sẽ chọn một giải pháp cho trụ sở chính hoặc các chi nhánh lớn và một giải pháp thứ hai cho các văn phòng nhỏ hơn nhưng không nhất thiết phải triển khai nguyên bộ giải pháp ERP.

Đọc thêm: [Infographic] Đã đến lúc doanh nghiệp nâng cấp hệ thống ERP

Dù việc triển khai nhiều hệ thống quản lý tài chính khác nhau trên toàn doanh nghiệp có vẻ phi khoa học đối với các CFO khi kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp, nhưng nhờ tiến bộ công nghệ, những thách thức từng khiến chiến lược hai tầng thất bại trong quá khứ giờ không còn là vấn đề nữa. Các doanh nghiệp đang dần nhận thấy rằng phương pháp two-tier thực sự ít phức tạp hơn, đồng thời mang lại các lợi ích như:

  • Tổng chi phí sở hữu thấp hơn — Phương pháp two-tier cho phép các công ty chi trả theo mức độ sử dụng tại các địa điểm khác nhau, thay vì phải đồng loạt triển khai một bộ giải pháp ERP lớn.
  • Linh hoạt và phản ứng nhanh hơn - Như đã đề cập ở trên, việc triển khai nhiều giải pháp không còn gây nhiều xáo trộn trong doanh nghiệp nữa. Các giải pháp khác nhau hiện nay có thể được tích hợp dễ dàng hơn, loại bỏ trở ngại trong hoạt động và tăng sự hiệu quả.
  • Triển khai nhanh hơn và giảm nhu cầu đào tạo — Việc triển khai bộ giải pháp ERP đầy đủ thường mất nhiều thời gian và khá tốn kém. Doanh nghiệp có thể sử dụng các giải pháp chuyên ngành nhằm rút ngắn thời gian triển khai hệ thống và giúp go live ở các địa điểm nhanh hơn. Vì ít phức tạp hơn nên nhu cầu đào tạo cũng giảm bớt, cho phép các nhân viên làm quen nhanh và làm việc hiệu quả hơn.
  • Cải thiện quản lý rủi ro— Khi các doanh nghiệp mở rộng phát triển ra toàn cầu, việc tuân thủ luật lệ của từng khu vực và quản lý rủi ro trở nên phức tạp hơn. Chiến lược two-tier hỗ trợ những tính năng quản lý tài chính toàn cầu và dễ dàng triển khai khi cần thiết nhằm làm đơn giản hóa việc quản lý luật lệ và rủi ro khi không đáp ứng được yêu cầu.
  • Tăng tính minh bạch — Khi chọn lọc các hệ thống có thể tích hợp tốt với nhau, chiến lược two-tier thường cung cấp khả năng hiển thị cao hơn cho doanh nghiệp, bởi vì mỗi địa điểm đều có hệ thống công nghệ phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.

Đọc thêm: Chuyển đổi hệ thống dữ liệu từ tại chỗ sang Cloud ERP

Chiến lược tài chính 2 tầng (two-tier) mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì

Lựa chọn giải pháp tài chính hai tầng phù hợp

Thị trường hiện nay có rất nhiều giải pháp quản lý tài chính khác nhau nhưng việc quyết định không nên vì vậy mà diễn ra quá gấp gáp, hãy dành thời gian tìm hiểu và tìm cho mình nhà cung cấp thích hợp. Từng lựa chọn đều có tác động lâu dài đến doanh nghiệp. Mặc dù các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau, nhưng các tiêu chí sau đây cần được xem xét kĩ lưỡng:

  • Khả năng tích hợp — Khả năng tích hợp rất quan trọng để giúp chiến lược hai tầng trở nên hiệu quả, vì vậy, các doanh nghiệp cần ưu tiên yếu tố này ngay từ đầu. Các nhà cung cấp cần chứng minh được khả năng sản phẩm của họ tích hợp với các giải pháp ERP từ các nhà cung cấp khác như thế nào (thông qua công nghệ tích hợp của họ, qua một nhà cung cấp phần mềm trung gian, hoặc hợp tác với các nhân viên CNTT). Tích hợp chính là chìa khóa để tăng độ hiển thị đồng thời giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa công nghệ hiện tại và cả tương lai.
  • Khả năng toàn cầu — Khả năng quản lý tài chính toàn cầu hiệu quả rất quan trọng đối với các doanh nghiệp quốc tế và các công ty có ý định mở rộng ra thị trường nước ngoài. Những chức năng chính mà giải pháp cần có bao gồm: khả năng đa tiền tệ, đa vị trí, và đa ngôn ngữ; khả năng tùy chỉnh báo cáo; hỗ trợ nhiều lịch báo cáo và đáp ứng yêu cầu pháp lý tại địa phương. Khả năng hỗ trợ đa ngôn ngữ mọi nơi, mọi lúc cũng rất quan trọng.
  • Giải pháp cho từng ngành công nghiệp cụ thể — Các giải pháp ERP lớn và phức tạp thường được giới thiệu là có khả năng cung ứng theo từng ngành; nhưng trong nhiều trường hợp, chúng không thực sự được thiết kế cho một ngành cụ thể nào, vì vậy mà thường không đáp ứng được kỳ vọng. Chiến lược two-tier cho phép các doanh nghiệp tự do lựa chọn những giải pháp tốt nhất để giải quyết các nhu cầu đặc biệt khi cần mà không cần tuỳ biến nhiều - một cách tiếp cận bền vững và tiết kiệm chi phí hơn về lâu dài.
  • Lựa chọn triển khai linh hoạt — Lợi ích chính của phương pháp two-tier là khả năng thích ứng với từng cấu trúc IT và nguồn lực sẵn có tại từng đơn vị kinh doanh, vì vậy tính linh hoạt khi triển khai là điều thiết yếu. Một số địa điểm có thể không có những thiết bị hoặc kỹ năng cần thiết để hỗ trợ triển khai tại chỗ trong khi một số khác lại không hỗ trợ triển khai trên đám mây. Các nhà cung cấp phải có khả năng hỗ trợ tại chỗ để một chiến lược two-tier phát huy tối đa giá trị.

Tóm lại, phương pháp two-tier giúp doanh nghiệp tích hợp nhiều hệ thống khác nhau nhằm tăng khả năng hiển thị, tính linh hoạt và giảm đáng kể rắc rối. Nhờ đó mà quyền quyết định được trao lại cho các chuyên gia tài chính và IT, những người hiểu rõ nhất nhu cầu của doanh nghiệp, thay vì bó buộc cả doanh nghiệp phải phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất. Doanh nghiệp cũng vì vậy mà trở nên linh hoạt hơn, khả năng quản lý rủi ro và kiểm soát chi phí cũng được cải thiện đáng kể.

Đọc thêm: Infor – Thách thức sự thống trị của SAP, Oracle

Công ty Saugatuck Technology dự đoán rằng trong năm 2016, các đám mây “lai” (hybrid), như two-tier ERP, sẽ trở thành nền tảng doanh nghiệp lý tưởng. Các doanh nghiệp mới thành lập sẽ đầu tư ít nhất ba phần tư khoảng chi phí cho các nền tảng CNTT đám mây hoặc nền tảng hybrid.

Đối với các giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp đa chi nhánh và / hoặc đa quốc gia, việc ứng dụng phương pháp two-tier để triển khai giải pháp quản lý tài chính cho doanh nghiệp đáng để cân nhắc bởi vì nó có thể cung cấp:

  • Nền tảng công nghệ có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều bộ phận lớn hoặc nhỏ, phức tạp hoặc đơn giản - mà không mất khả năng hiển thị hoặc tính hiệu quả.
  • Đây là cách tiếp cận hiệu quả hơn về mặt chi phí, giúp rút ngắn thời gian triển khai và hồi vốn.
  • Cơ hội mới từ các chức năng chuyên sâu và khả năng mở rộng của giải pháp ERP trong khi tận dụng lợi ích từ bộ giải pháp tích hợp.
New call-to-action

Bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề ERP? Đăng ký nhận tin từ TRG Blog hoặc yêu cầu một buổi demo ngay hôm nay!
Yêu cầu Demo ERP

Chủ đề: Quản lý tài chính, ERP

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi