<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Chứng "sợ sếp" có tồn tại trong công ty bạn không?

Đăng bởi Thu Le vào

Đã bao giờ bạn để ý thấy nhân viên né tránh tiếp xúc với mình, cả trong công việc lẫn cá nhân? Và nếu có bắt buộc phải gặp mặt thì họ cũng sẽ qua quýt cho xong càng nhanh càng tốt? Hay chính bản thân bạn nhiều khi cũng cho rằng sự xuất hiện của sếp có thể kết thúc mọi cuộc vui và thậm chí cứ như một phản ứng tự nhiên, bạn luôn kiểm tra trước xem sếp có tham gia một sự kiện hay khóa học nào đó rồi mới quyết định có đi hay không?

Chứng sợ sếp có tồn tại trong công ty bạn không?

Tất cả đều là triệu chứng của bệnh “sợ sếp” – căn bệnh không khác gì bệnh cúm: ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần, và cho dù có chữa lành thì cũng có thể mắc lại!

Khi đặt ra câu hỏi “Vì sao bạn né sếp? Có phải bạn sợ sếp không?”, chúng tôi hay nhận được 3 câu trả lời sau nhất:

  1. “TÔI NGẠI CHỨ TÔI KHÔNG SỢ”

Nhiều người thường lấy lý do rằng mình e dè tiếp xúc với một quản lý bởi không mấy ai có tương tác hay có thái độ tích cực với người này. Nhưng điều này chỉ đúng nếu bạn thực sự đã chứng kiến (và trải qua) những khía cạnh tiêu cực khi làm việc với người đó. Còn nếu bạn tránh né chỉ vì nghe đồn tung lung hay vì thấy không ai đến gần người quản lý đó thì đây là lúc cần xem lại nhận định của bạn.

  1. “TÔI NỂ CHỨ TÔI KHÔNG SỢ”

Giữa cấp trên và cấp dưới thường tồn tại những khoảng cách nhất định về tuổi tác, trình độ hay kinh nghiệm. Do đó, các nhân viên thường có tâm lý giữ khoảng cách để đảm bảo giao tiếp đúng mực. Nếu người quản lý không nhận thức được và cũng không xử lý được những khoảng cách này, mối quan hệ sếp-nhân viên sẽ mãi là mối quan hệ một chiều, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động cần các góc nhìn đa chiều trong phòng ban hoặc đội nhóm.

Đăng ký nhận tin từ TRG Talent

  1. “VÌ SẾP HAY TO TIẾNG, KHÔNG LẮNG NGHE, KHÔNG TÂM LÝ…”

Có lẽ đây mới là lý do khiến nhân viên thực sự “sợ” sếp chứ không phải “ngại” hay “nể”. Không ít quản lý có thói quen hay to tiếng và thiếu tế nhị trong cách giao tiếp với nhân viên. Các nhân viên lúc đầu thường theo xu hướng “nể nang” nhưng về lâu dài, nếu cách giao tiếp của người quản lý vẫn gây khó chịu, không tin tưởng hoặc thậm chí là bị xúc phạm, khoảng cách vô hình giữa cả hai sẽ ngày càng xa.

Ta gọi chứng sợ sếp là “bệnh” vì nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và hiệu suất công việc. Ta đều hiểu rằng né tránh và trì hoãn không làm vấn đề biến mất, và có nhiều việc chỉ có thể giải quyết được bằng cách trao đổi thẳng thắn. Nếu bệnh sợ sếp làm cản trở thậm chí ngăn chặn luồng thông tin quan trọng trong công ty, bạn cần phải tìm cách giải quyết ngay. Chúng tôi sẽ tiết lộ phác đồ điều trị cho căn bệnh này trong kỳ tới. Hãy nhớ đón đọc!

New Call-to-action

 

Chủ đề: Talent Management

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi