Ngày càng nhiều chuyên viên tuyển dụng ưu tiên sử dụng bài đánh giá tâm lý (psychometric assessments) để đánh giá năng lực, kĩ năng, tính cách và sở thích của các ứng viên, từ đó tìm ra người phù hợp nhất với công việc, phòng ban và đặc biệt là văn hóa của doanh nghiệp.
Mặc dù phổ biến nhưng những ảnh hưởng của bài đánh giá tâm lý vẫn là một dấu chấm hỏi lớn cần được giải đáp. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu thêm về lợi ích và bất lợi mà bài đánh giá tâm lý mang lại cho tổ chức cũng như tác động của bài đánh giá đến quá trình tuyển dụng.
Đọc thêm: Vì sao Đánh giá tâm lý (psychometric assessment) ngày càng quan trọng trong tuyển dụng?
3 lợi ích không nên bỏ qua!
Các nhà tuyển dụng sử dụng bài đánh giá như một công cụ đắc lực để hỗ trợ cho quá trình tuyển dụng diễn ra nhanh chóng hơn, đơn giản hóa những yếu tố rườm rà như chuẩn bị cho buổi phỏng vấn trực tiếp chỉ để đánh giá ứng viên. Ngoài ra, bài đánh giá cũng có rất nhiều lợi ích khác như sau:
Đánh giá đúng năng lực ứng viên
Trong hầu hết các trường hợp, rất khó cho nhà tuyển dụng hiểu đúng năng lực của ứng viên bởi vì hầu hết các ứng viên đều đưa ra câu trả lời tương tự nhau trong buổi phỏng vấn. Một số ứng viên tỏ ra tự tin và trả lời rất suôn sẻ trong khi một số khác lại khá rụt rè, không biết làm sao để thể hiện hết khả của mình với nhà tuyển dụng.
Đánh giá tâm lý là một phương pháp tuyệt vời để đánh giá đúng và xây dựng những chuẩn mực cho để đo lường năng lực của mọi ứng viên. Kết quả của bài đánh giá cung cấp cho chuyên viên tuyển dụng và quản lý cái nhìn chi tiết về tính cách và hành vi của ứng viên.
Thêm vào đó, bài đánh giá cũng cho phép các quản lý nhìn nhận được điểm mạnh và điểm yếu của từng ứng viên trước khi đi đến quyết định, tạo thuận tiện cho việc lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp và sau cùng là xây dựng lộ trình phát triển phù hợp cho nhân viên tiềm năng đó trong tương lai.
Đọc thêm: Đánh giá trước tuyển dụng: Định nghĩa và các yếu tố cần xem xét
Cắt giảm chi phí và thời gian
Một lợi ích khác mà bài đánh giá tâm lý mang lại là cắt giảm chi phí đáng kể và dễ dàng triển khai. Thông thường, quá trình tuyển dụng có thể mất một vài tháng để tìm ra ứng viên đạt chuẩn. Nhưng với đánh giá tâm lý, quá trình được rút ngắn lạị chỉ trong vòng vài giờ. Vì thế, các chi phí liên quan trong tuyển dụng như chi phí trả cho một nhân viên hiệu suất kém, tỷlệ nhân viên nghỉ việc, hoặc chi phí thay đổi công việc cũng được giảm đáng kể.
Đọc thêm: Tuyển dụng thông minh: Khi doanh nghiệp chạy đua với thời gian (P.1)
Linh hoạt và tùy chỉnh
Bài đánh giá có thể được sử dụng ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tuyển dụng. Các bộ câu hỏi được sử dụng trong bài đánh giá được tùy chỉnh phụ thuộc vào nhu cầu cũng như quy mô của công ty bạn.
Dưới đây là các trường hợp có thể áp dụng:
- Ngay đầu quá trình, khi các ứng viên nộp đơn ứng tuyển, bài đánh giá giúp sàng lọc các ứng viên phù hợp nhất.
- Sử dụng cùng lúc với buổi phỏng vấn đầu tiên.
- Ở giai đoạn sau hoặc dùng như một yêu cầu đánh giá lại để kiểm tra tính xác thực và đối chiếu với câu trả lời trước đó của ứng viên.
3 bất lợi có thể bạn không biết!
Ngoài những lợi ích được nêu ở trên, bài đánh giá tâm lý cũng có những bất lợi mà chúng ta nên lưu ý.
Tâm lý ứng viên không ổn định
Trong một số trường hợp, các ứng viên trở nên bối rối khi bắt đầu bài kiểm tra. Vì thế họ mắc nhiều lỗi hơn thông thường. Khi bị rơi vào trạng thái quá lo lắng thì ứng viên thường đánh mất bình tĩnh và không kiểm soát được bản thân trước khi bước tiếp vào các vòng sau.
Đọc thêm: 5 cách giúp giảm phụ thuộc vào Đánh giá tính cách trong tuyển dụng
Câu trả lời không đáng tin cậy
Ứng viên không trung thực khi trả lời câu hỏi hoặc nhờ sự trợ giúp của người khác. Trong trường hợp khác, ứng viên bị ép buộc chỉ được chọn những câu trả lời sẵn có trong bài đánh giá nhưng những lựa chọn này có thể giống hoặc hoàn toàn không giống với tính cách của họ.
Tính cách và hành vi của một cá nhân trên thực tế là rất phức tạp. Đôi khi, chúng ta không thể chỉ dựa vào câu trả lời của họ và phán đoán rằng họ đúng hay sai, chân thật hay hàm ý. Có lúc, tính cách của những ứng viên này sẽ nằm trong thế trung lập, mập mờ, không rõ ràng và bài đánh giá tâm lý chưa chắc có thể đem đến cho chúng ta câu trả lời trọn vẹn mà ta mong muốn.
Khoảng cách văn hóa
Các dạng bài đánh giá khó tiêu chuẩn hóa cho mọi loại ngôn ngữ, văn hóa nên khả năng phân biệt văn hóa là rất cao. Những ứng viên sử dụng ngôn ngữ khác, có nền văn hóa khác nhau, hoặc họ chưa bao giờ biết đến bài đánh giá tâm lý có thể bị loại bỏ mặc dù họ có thể có những tiêu chuẩn phù hợp cho công việc.
Đọc thêm: Loại bỏ khoảng cách năng lực và phát huy tiềm năng của nhân viên
Nếu bạn có ý định sử dụng bài đánh giá tâm lý như một bước của quá trình tuyển dụng, lời khuyên tốt nhất giành cho bạn là không nên phụ thuộc quá nhiều vào kếtquảbà bài đánh giá mang lại. Chỉ nên sử dụng bài đánh giá như một công cụ và kết hợp kết quả này với phỏng vấn, bài tập ứng dụng và kiểm tra thông tin liên quan.
Để tăng tính hiệu quả cho tuyển dụng, bạn nên sử dụng chúng như phần thông tin bổ sung và cụ thể hóa thông tin cần thiết,chứkhông nên coi đó như làcâu trả lời tuyệt đối.