Bài viết nhằm mục đích đem đến cho người đọc cái nhìn tổng thể về những yếu tố tạo nên giải pháp quản trị doanh thu thế hệ mới, bắt đầu với những chỉ số năng suất thường được dùng để kiểm tra và đo lường mức độ thành công của doanh nghiệp khách sạn.
Những chỉ số hiệu suất hữu ích trong quản trị doanh thu
Một trong những chỉ số thường dùng nhất để đo lường khả năng khách sạn quản lý giá phòng chính là chỉ số doanh thu thu được từ số phòng hiện có (revenue per available room, RevPAR). Có hai cách tính RevPAR như sau:
- Bằng cách nhân giá phòng trung bình một ngày (average daily rate, ADR) với số phòng đã được đặt, hoặc
- Bằng cách lấy tổng doanh thu phòng chia cho tổng số phòng hiện có, lấy kết quả có được chia cho số ngày trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong đó, số phòng được đặt là phần trăm phòng được lấp đầy trong một khoảng thời gian nhất định. ADR là trung bình doanh thu thu về của một phòng trên tổng số phòng đã được đặt. Một vài quản lý vận hành của khách sạn vẫn chỉ tập trung vào những chiến lược khuyến mãi nhằm gia tăng số lượt đặt phòng. Trong một số trường hợp, lượt đặt phòng cao có thể hạ thấp lợi nhuận.
Đọc thêm: Ứng dụng Phân tích dữ liệu vào Quản trị doanh thu khách sạn
Tuy RevPAR cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động, nó không đo lường lợi nhuận thực sự. Điều đó là vì RevPar không xem xét chi phí cho từng phòng đang có khách (costs per occupied room, CPOR). Nếu không hiểu về chi phí hoạt động, doanh nghiệp sẽ không thể tính biên lợi nhuận thực tế hoặc xác định chỉ tiêu đặt phòng tối ưu.
Cũng vì lý do đó mà phát sinh thêm khái niệm tổng lợi nhuận hoạt động trên mỗi phòng có sẵn (gross operating profit per available room, GOPPAR). Khái niệm này không những xem xét lượng doanh thu thu được mà con xem xét cả chi phí vận hành thực tế. Tuy nhiên, cả RevPAR và GOPPAR đều bỏ qua những nguồn doanh thu khác của khách sạn, ví dụ như nhà hàng, casino, bãi đỗ xe, spa, sân golf, v.v…
Những thiếu sót này giúp giải thích sự xuất hiện của những chỉ số đo lường khác như tổng doanh thu thu được trên số phòng sẵn có (total revenue per available room, TRevPAR).
Thêm vào đó, ngành khách sạn cũng cho ra đời những chỉ số đo lường năng suất cho những lĩnh vực khác. Doanh thu đến từ những không gian dành cho sự kiện có thể được đo lường dưới dạng mức độ sử dụng phòng làm phòng họp, số lượng khách tham gia và doanh thu thu được trên từng người tham dự.
Chỉ số tạo doanh thu (revenue generating index, RGI), hay còn được gọi là RevPAR Index (RPI), xem xét hiệu suất doanh thu tương đối bằng cách đo lường mức độ doanh thu doanh nghiệp đạt được so với những đối thủ cạnh tranh. RGI được tính bằng cách lấy RevPAR chia cho RevPAR của nhóm khách sạn cạnh tranh trực tiếp (dữ liệu này có thể thu từ nhà cung cấp thứ ba).
Tương tự như vậy, chỉ số giá phòng trung bình (average rate index, ARI) đo lường mức độ doanh thu từ giá phòng trung bình một ngày ADR mà doanh nghiệp đạt được. Khái niệm được đo lường bằng các lấy ADR của khách sạn chia cho ADR của nhóm khách sạn cạnh tranh trực tiếp. Chỉ số thâm nhập thị trường (market penetrating index, MPI) cùng với RGI và ARI cung cấp một nền tảng vững chắc giúp so sánh năng suất giữa các doanh nghiệp khách sạn trong thị trường.
Trong bài blog tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét 2 yếu tố còn lại làm nên giải pháp quản trị doanh thu thế hệ mới: xác định nguồn dữ liệu thích hợp và cách định giá thông minh.