Tìm kiếm tài năng là một công việc khó khăn, nhưng việc giữ chân tài năng thậm chí còn khó hơn. Vì vậy, một tổ chức nên có một kế hoạch phát triển nhân viên. Kế hoạch này hoàn thành hai mục đích: giữ nhân viên và đảm bảo rằng tổ chức có một thế hệ quản lý mới.
(Nhấp vào link này để đọc phần 1 và phần 2 của bài viết)
8. Các khoá đào tạo và phát triển
Nếu bạn không chắc chắn về hiệu quả của nhân viên, có lẽ gửi họ đến các chương trình phát triển sẽ là một sự lựa chọn thông minh. Không phải tất cả các chương trình phát triển đều tốn kém vì hiện nay đang có rất nhiều hình thức cho các chương trình này.
Hầu hết học viên cần phải tham gia học các kỹ năng mới hoặc tích luỹ thêm kiến thức. Các lớp đào tạo tại văn phòng hoặc online là những phương pháp phổ biến với giá cả phải chăng hơn để giúp các học viên khám phá và củng cố tài năng cũng như tiềm năng của họ. Dưới đây là một số loại chương trình phát triển khác nên được xem xét:
+ Huấn luyện và tư vấn trực tiếp
+ Sắp xếp chuyên gia hướng dẫn nhân viên thực hiện dự án
+ Đưa ra các bài tập và dự án đặc biệt
+ Đăng ký nhân viên vào các nhóm kết nối, đưa họ đến các hội thảo
Đọc thêm: [Infographic] 5 thói quen đơn giản để nâng cao kỹ năng lãnh đạo
9. Chú ý đến tất cả các giai đoạn đào tạo
Một khi bạn đã xác định được những cơ hội học tập nhất định, hãy lập một kế hoạch với những mục đích và thời hạn cụ thể. Rất khó để đánh giá sự tiến bộ của nhân viên nếu các mục tiêu không rõ ràng, quá tham vọng, hoặc không có thời hạn.
Trước khi bắt đầu đào tạo, bạn cần đảm bảo nhân viên của bạn hiểu rõ lý do tại sao kỹ năng mới này là cần thiết, những gì bạn mong đợi họ sẽ học được, và nó mang lại lợi ích như thế nào cho tổ chức cũng như sự nghiệp của họ.
Trong quá trình đào tạo, cần phải trích thời gian và tiền bạc để giúp nhân viên của bạn nâng cao kỹ năng. Để lấy về được nhiều nhất từ việc đầu tư, nhân viên của bạn cần phải có khả năng đưa các kỹ năng mới vào thực tiễn, không chỉ là hấp thụ một mớ lý thuyết và không làm gì cả. Nếu họ không thể áp dụng kiến thức mới, họ có thể sẽ quên chúng.
Sau khi đào tạo, bạn nên cho họ cơ hội sử dụng các kỹ năng mới tại nơi làm việc. Thiết lập một số tình huống mà nhân viên của bạn có thể nhanh chóng áp dụng các kỹ năng mới vào công việc. Tất nhiên, bạn phải kiểm tra kết quả và đưa ra phản hồi. Điều này sẽ giúp nhân viên của bạn củng cố và tinh chỉnh các kỹ năng mới học.
Đọc thêm: 3 rào cản trong phát triển kỹ năng lãnh đạo
10. Trở thành hình mẫu
Nhân viên sẽ nhìn thấy giá trị của quá trình phát triển khi họ thấy nhà lãnh đạo hiện tại của mình đi đầu làm gương trong việc phát triển cá nhân và chuyên môn. Bằng cách này, các nhà lãnh đạo xây dựng lòng tin và sự tự tin cần thiết để khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động phát triển.
Trở thành hình mẫu sẽ khiến nhân viên hiểu rằng phát triển là một phần trong nền văn hoá của tổ chức. Nó cũng phát tán thông điệp rằng tất cả mọi người trong tổ chức được khuyến khích tham gia vào quá trình cải thiện liên tục, và không ai là ngoại lệ, ngay cả những người quản lý cấp cao nhất.
Đọc thêm: [Infographic] So sánh kiểu lãnh đạo truyền thống và lãnh đạo hợp tác
Những khía cạnh cần chú ý cho kế hoạch phát triển nhân viên này có thể được thực hiện ở tất cả các tổ chức, dù lớn hay nhỏ, và sẽ trở thành những động lực hiệu quả cho lãnh đạo trong tương lai. Cho dù tổ chức của bạn khuyến khích chỉ một số hoặc tất cả các khía cạnh được liệt kê ở đây, điều quan trọng là nhà lãnh đạo phải kiên nhẫn và nhất quán trong việc phản hồi/đào tạo và nhân viên cần sẵn sàng hợp tác.
Truy cập trang web của TRG Talent để tìm hiểu thêm về các giải pháp Quản lý Tài năng hoặc yêu cầu demo ngay hôm nay!