Ước tính trước năm 2020, toàn thế giới sẽ có đến hơn 20,4 tỉ thiết bị kết nối với nhau, tạo nên một mạng lưới liên kết chặt chẽ được gọi là Internet Vạn Vật (Internet of Things, IoT). Trong lĩnh vực khách sạn, IoT được xem như đóng vai trò chính trong việc giúp quản lý khách sạn nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa chi phí vận hành. Tận dụng IoT sẽ giúp doanh nghiệp khách sạn có bước khởi đầu vững chắc nhờ những khả năng vượt trội mà IoT có thể đem lại.
Áp dụng Internet Vạn Vật (IoT) vào lĩnh vực khách sạn
Khái niệm IoT đã xuất hiện từ lâu. Nói một cách ngắn gọn, IoT là khả năng kết nối bất kỳ thiết bị, vật dụng nào với internet, ví dụ điển hình như kết nối những thiết bị gia dụng thông minh với điện thoại để dễ dàng quản lý.
Khá nhiều khách sạn đã ứng dụng một vài dạng của IoT như quản lý nhiệt độ phòng của khách thông qua những cảm ứng được cài đặt trong thiết bị điều chỉnh nhiệt độ hoặc hệ thống điều hòa không khí. Điều này cho phép khách sạn giảm chi phí cho năng lượng trong việc sưởi ấm hoặc làm mát những phòng trống.
Thêm vào đó, IoT đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại sự thoải mái bật nhất, trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, cao cấp nhờ tận dụng những thông tin thu được từ khách hàng trong lần sử dụng trước.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Với độ phủ sóng của mạng internet và khả năng kết nối với mạng lưới vật thể rộng lớn, một khi khách bước vào khách sạn, ngay lập tức họ sẽ nhận được thông báo về những dịch vụ và tiện ích sẵn có, quà thưởng cũng như những hoạt động và sự kiện đang diễn ra trong thời gian khách lưu trú.
Khách có thể mở cửa phòng, điều chỉnh nhiệt độ, đèn phòng, gọi phục vụ phòng, v.v… trực tiếp ngay trên điện thoại hoặc thiết bị thông minh của khách. Thêm vào đó, khách sạn còn có thể cài đặt trợ lý ảo (virtual assistant) cho từng phòng thông qua các cổng như TV hoặc những thiết bị điều khiển bằng giọng nói khác (ví dụ Amazon Alexa), tạo thuận tiện và tăng độ chính xác trong việc giao tiếp giữa khách hàng và nhân viên.
Duy trì cơ sở vật chất, giảm thiểu chi phí không cần thiết
Như đã nêu ở trên, những tiện nghi như đèn phòng, nhiệt độ, màn cửa, TV, dịch vụ phòng… đều có thể quản lý một cách tập trung dễ dàng. Do đó, những yêu cầu như thêm khăn tắm, thay drap giường, giặt là quần áo có thể thực hiện nhanh chóng. Điện trong phóng tự động tắt nếu khách đã ra ngoài.
Thêm vào đó, IoT còn giúp khách sạn tiết kiệm một khoảng lớn thông qua ứng dụng bảo trì dự đoán (khả năng dự đoán trước thời gian và vấn đề có thể xảy ra đối với một vật dụng, máy móc bất kỳ). Khách sạn có thể tránh những trường hợp vật dụng hỏng hóc bất ngờ hoặc tránh những thay đổi vào phút chót chỉ vì cơ sở vật chất của khách sạn không được bảo quản đúng cách.
Đọc thêm: Bảo trì dự đoán là gì? Ưu và nhược điểm của bảo trì dự đoán
Quản lý và theo dõi hàng tồn kho
Một trong những thử thách mà những khách sạn hiện đại ngày nay phải đối mặt chính là sở hữu một giải pháp giúp tự động hóa những tác vụ của bộ phận lễ tân. Hiện nay, nhân viên lễ tân vẫn phải nhập dữ liệu một cách thủ công.
Đọc thêm: Tìm hiểu về Quản trị Doanh thu khách sạn: dữ liệu & định giá thông minh
IoT cách mạng hóa cách khách sạn theo dõi và quản lý từng món hàng hóa có trong kho thông qua máy scan cầm tay kết hợp với những thiết bị thông minh khác. Những thiết bị này cho phép nhân viên chủ động hơn trong việc quản lý hàng tồn kho, tự động cập nhật tình trạng kho, tạo điều kiện cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn và có nhiều thời gian để tập trung giải quyết những nhiệm vụ khó khăn khác.
Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng
Hành vi của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian. Đối với khách sạn, khách hàng mong muốn sự thuận tiện và tiện nghi trong mọi quy trình, đặc biệt là trong khâu giao tiếp giữa khách và nhân viên khách sạn.
Mạng lưới của những thiết bị kết nối thu về một lượng dữ liệu khổng lồ. Thiết bị thông minh và cảm ứng sẽ có thể theo dõi, ghi chép và phân tích chiều hướng thay đổi của hành vi khách hàng trong thời gian thực thông qua những thông tin thu được như những món hàng khách hàng đã mua, món ăn họ đã dùng, những thông tin, sự kiện họ đã tìm kiếm. Từ những thông tin đã qua phân tích đó, khách sạn có thể điều chỉnh các dịch vụ và chỉ cung cấp những gì mới mẻ, phù hợp với khách hàng nhất.
Với công cụ thích hợp, khách sạn có thể trích xuất insight có giá trị nhằm dễ dàng xác định cơ hội kinh doanh mới hơn, đưa ra những đề xuất thích hợp, quyết định đúng đắn và có cái nhìn tổng thể hơn giúp ích cho việc marketing và quảng cáo một cách hiệu quả hơn. Tất cả đều nhằm mục đích tạo nên một trải nghiệm hoàn hảo và đáng nhớ nhất cho từng khách hàng.
Đọc thêm: 3 ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành Khách sạn
Thử thách an toàn khi triển khai IoT
Nhằm nâng cao hiệu quả của đội ngũ lễ tân, khách sạn cần sự hỗ trợ từ những phòng ban đứng phía sau, đồng thời họ cũng cần một mạng lưới an ninh chặt chẽ và giải pháp quản lý dữ liệu thích hợp. Tuy vậy, những thiết bị hỗ trợ IoT như thiết bị gia dụng được sản xuất mà không có giải pháp bảo mật đính kèm, khiến chúng dễ trở thành một mối nguy hại đến mạng lưới công nghệ của khách sạn.
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà thế giới số và thế giới thật cùng tồn tại. Mọi thứ đều kết nối với nhau và chỉ bằng cách tận dụng công cụ thích hợp, tự động hóa những tác vụ thích hợp, thiết lập những lớp an ninh chặt chẽ, doanh nghiệp bạn có thể vươn lên dẫn đầu ngành, xây dựng mối quan hệ vững chắc, đáng tin cậy với khách hàng và tạo thêm nhiều nguồn doanh thu mới.