Theo như báo cáo về AI (Artificial Intelligence Report) gần đây nhất của McKinsey, thế giới đang dần có những thay đổi, nhưng những thay đổi đó có thể dẫn tới một thế giới mà không những cách sống và cách làm việc của con người sẽ thay đổi mà còn phân chia nền kinh tế của thế giới .
Đọc thêm: Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành bán lẻ
Những dự đoán về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI) đang phủ sóng khắp mọi nơi và chúng thường rơi vào hai thái cực hoàn toàn đối lập nhau: thắng hoặc thua. Không ít chính khách và chuyên gia về kinh tế hoài nghi khả năng AI chỉ trong vài năm có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, và không phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi như nhau.
Một số doanh nghiệp và quốc gia đang tích cực phát triển và áp dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo đơn giản, trong khi số còn lại, nếu không thiếu các nguồn lực thì bị đưa vào lối suy nghĩ sai lầm là "chúng ta vẫn còn nhiều thời gian" do họ vẫn chưa trải qua bất kỳ thiệt hại đáng kể nào.
Theo báo cáo mới nhất “Notes from the Frontier: Modeling the Implact of AI on the World Economy” (tạm dịch: Lời nhắn gửi từ tiền tuyến: Mô hình hóa tác động của AI đến nền kinh tế thế giới) của McKinsey Global Institute, sai lầm lớn nhất doanh nghiệp có thể mắc phải chính là không hành động ngay bây giờ, gia tăng khoảng cách vốn dĩ đã "không thể vượt qua" giữa những người đến sau và những doanh nghiệp dẫn đầu.
“Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là một thách thức lớn vì có thể làm tăng khoảng cách giữa các quốc gia, các công ty và con người. Ngoài ra, khoảng cách hiệu suất giữa các quốc gia có thể nới rộng thêm bởi trí tuệ nhân tạo. Những người đi đầu trong lĩnh vực AI (chủ yếu là các quốc gia có nền kinh tế phát triển) hiện nay đã nắm giữ từ 20 đến 25% lợi ích kinh tế, trong khi các nền kinh tế đang phát triển chỉ nắm giữ một nửa trong số đó.
Khoảng cách giữa các công ty cũng ngày một gia tăng, với những người đi trước được dự đoán sẽ thu về gấp hai lần lợi nhuận vào năm 2030.
Đọc thêm: Infor Coleman AI – Tương lai của Trí tuệ Nhân tạoĐối với cá nhân, nhu cầu tuyển dụng và lương thưởng giành cho các các nhân viên sở hữu các kỹ năng kỹ thuật số, có nhận thức và có kinh nghiệm cũng gia tăng nhanh chóng nhằm phục vụ cho những tác nhiệm khó, không thể tự động hóa. Đối với những cá nhân thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, lặp đi lặp lại thì lại trái ngược hoàn toàn.”
Điểm quan trọng đáng lưu ý trong báo cáo của McKinsey là không nên vội vàng đưa ra kết luận mà hãy dự đoán những kết quả có thể xảy ra dựa trên nguồn dữ liệu gốc có sẵn trước đó.
Bản báo cáo cho rằng, trong 5-7 năm tới, người chiến thắng sẽ là những doanh nghiệp có động thái tích cực. Theo ông Jacques Bughin và Jeongmin Seong, hai tác giả của báo cáo đã đưa ra nhận định rằng:
“Năm 2025 sẽ là thời điểm mà doanh nghiệp bắt đầu thu về những lợi nhuận từ việc đầu tư AI. Do đó, công cuộc cạnh tranh với những thế hệ đi trước từ thời điểm này trở đi cũng sẽ đặc biệt khó khăn.
Vào nửa sau của thập kỷ tới, những doanh nghiệp đi đầu sẽ tách biệt hoàn toàn với đối thủ, và trước năm 2035, ranh giới giữa thắng và thua sẽ càng nổi bật. Những ai nghiêm túc đón nhận những tiến bộ trong công nghệ và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng chắc chắn sẽ nắm ưu thế.”
Tại sao AI (trí tuệ nhân tạo) quan trọng?
Báo cáo của McKinsey đã xem xét năm loại công nghệ AI: thị giác máy tính, ngôn ngữ tự nhiên, trợ lý ảo, quá trình tự động hóa Robot và machine learning nâng cao. Dựa trên những kết quả thu được từ nghiên cứu trước đó, có khoảng 70% công ty áp dụng ít nhất một loại công nghệ AI trước năm 2030 và một nửa các công ty quy mô lớn có thể sẽ triển khai đầy đủ các loại công nghệ AI trong toàn doanh nghiệp. Các phát hiện quan trọng khác:
- AI có thể gia tăng lợi nhuận kinh tế thêm khoảng 13 nghìn tỷ USD (2030), đóng góp vào 1,2% GDP toàn cầu một năm.
- Khả năng đóng góp của AI vào tăng trưởng kinh tế sẽ tăng gấp ba lần hoặc nhiều hơn vào năm 2030 so với 5 năm tới đây.
Dòng tiền chảy trong các công ty triển khai AI sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Những công ty còn lại có thể mất 20% doanh thu. Susan Lund, một tác giả khác của báo cáo cho biết:
“Tình hình tài chính tại những doanh nghiệp quen sử dụng AI sẽ tốt hơn. Họ tìm đến AI như là một cơ hội tăng trưởng, cải thiện chất lượng và tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới. Những doanh nghiệp sử dụng hạn chế chỉ xem AI như một cách để tiết kiệm chi phí.”
- Các công ty không nhanh chóng nắm lấy AI để cải thiện rủi ro tăng trưởng sẽ ngày càng tụt hậu, mất dần khả năng thu hút tài năng ưu tú, dẫn đến xu hướng thị trường ngày càng tập trung nhiều hơn vào một vài "siêu sao" đang dẫn đầu.
“Cán cân tăng trưởng đang dần nghiêng về các doanh nghiệp đang dẫn đầu. Khả năng họ tái đầu tư những lợi ích này và tiếp tục bỏ xa đối thủ có thể làm sâu thêm khoảng cách vốn đã không thể vượt qua và nâng tầm quan trọng của quá trình tự động hóa và AI.”
Đọc thêm: Lợi ích của AI trong kinh doanh (P.1)
Ai là người chiến thắng?
Trong một khảo sát vào tháng 5, McKinsey đã mô tả thứ tự các công ty "siêu sao" thay đổi không ngừng, tất cả tập trung chủ yếu tại Mỹ và Trung Quốc, bao gồm Google, Microsoft, Baidu, Alibaba, và Tencent.
Trong nghiên cứu mới nhất, danh sách này đã được mở rộng thêm. Tổng cộng, McKinsey đã phân tích 41 quốc gia và phân thành bốn nhóm dựa trên cách họ cân bằng trong kỷ nguyên AI mới.
Trong bảng xếp hạng, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là hai nước có vị trí hàng đầu. Hầu hết AI tại Mỹ được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp tư nhân. Tại Trung Quốc, những nỗ lực AI được dẫn dắt bởi chính phủ.
“Chính phủ Trung Quốc giành ưu tiên triển khai AI và AI cũng được nhắc đến nhiều trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (từ năm 2016 đến 2020), kế hoạch Internet Plus và AI từ năm 2016 đến 2018, và “kế hoạch AI thế hệ mới.”
Trung Quốc cũng tuyên bố mục tiêu tạo dựng một thị trường AI trong nước trị giá 150 tỷ USD vào năm 2020 và trở thành một trung tâm AI hàng đầu thế giới vào năm 2030. Các doanh nghiệp tư nhân cũng đang đẩy mạnh phát triển AI, điển hình là Alibaba, Baidu, Tencent cũng như Iflytek (chuyên gia nhận dạng giọng nói) đã bắt tay hợp tác để cùng phát triển AI trong các lĩnh vực như xe tự động, các thành phố thông minh và phim chụp y khoa.”
Kết luận
Tuy báo cáo của McKinsey không khẳng định rõ ràng nhưng chúng ta đều có thể dự đoán được là các tập đoàn lớn đang thống trị mạng Internet hiện nay chắc chắn sẽ lớn mạnh hơn nữa và khả năng chi phối cũng nhiều hơn.
Trong tương lai, cuộc chiến AI giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ chiếm thế thượng phong và là tưu điểm của mọi sự chú ý, trong khi các vị trí bên lề sẽ thuộc về thị trường tự do hoặc các kế hoạch trung ương do chính phủ chi phối.
Cả hai phương pháp tiếp cận đều có nhiều hậu quả không thể lường trước được. Những công nghệ có khả năng tăng cường năng suất, tiết kiệm lao động như AI chắc chắn sẽ khiến cho mức lương và công ăn việc làm của con người ngày càng ít dần, gia tăng khoảng cách chênh lệch giữa giàu và nghèo, hệ quả là làm trì trệ lượng mức tiêu thụ
Tuy nhiên, McKinsey Fellow và người cộng sự của ông, Jeongmin Seong, lại khá lạc quan cho rằng “Tương lai là tùy tuộc vào chúng ta vẽ nên."
Đọc thêm: Lợi ích của AI trong kinh doanh (P.2)