Trước đây TRG đã từng thảo luận về khoảng cách và sự khác biệt giữa chiến lược và thực tiễn cũng như những hướng giải pháp nhằm san bằng những khác biệt đó với thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard). Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp quản lý hiệu suất chiến lược thêm dễ dàng.
Một giải pháp áp dụng Balanced Scorecard phải hỗ trợ được một loạt quy trình quản lý khác nhau. Những quy trình trọng điểm được liệt kê bởi Đại học Cranfield bao gồm:
- Lọc và dịch tầm nhìn và chiến lược doanh nghiệp
- Truyền đạt và kết nối các mục tiêu và mức đo lường của chiến lược
- Thiết lập kế hoạch, mục tiêu và đồng nhất các sáng kiến chiến lược
- Cải thiện phản hồi và học hỏi
Thực hiện những quy trình này đòi hỏi cần một hệ thống có khả năng hỗ trợ kế hoạch phát triển và vận hành và liên kết kế hoạch đó với những mục tiêu cao cấp của doanh nghiệp.
Thanh lọc, phiên dịch tầm nhìn và chiến lược
Nhằm hỗ trợ quy trình này, một hệ thống quản lý năng suất chiến lược trước nhất cần có khả năng hỗ trợ phân tích chuyên sâu những hoạt động và kết quả từ giai đoạn đánh giá năng suất ban đầu (thường diễn ra trước khi thiết lập kế hoạch chiến lược).
Nếu doanh nghiệp chọn áp dụng Balanced Scorecard, hệ thống cũng cần lưu ý khả năng hỗ trợ các kết nối nguyên nhân-hệ quả giữa những chủ đề, KPIs, sáng kiến và cả giả thuyết.
Đọc thêm: Thẻ điểm cân bằng và quản trị chiến lược
Giao tiếp, kết nối các mục tiêu và đo lường chiến lược
Bạn cần đảm bảo trách nhiệm giải trình và việc hoạch định mục tiêu năng suất dựa trên khả năng đóng góp vào mục tiêu tổng thể của từng phòng ban/ khu vực. Phương thức đo lường được gắn kết với từng đơn vị, chủ đề, mục tiêu và KPI nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát quy trình triển khai và độ thành công của chiến lược.
Nhằm giữ độ tập trung, các quản lý vận hành chỉ nên chú trọng vào nhiệm vụ của bản thân trong chiến lược, từ đó họ có thể đề xuất những sáng kiến riêng nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra.
Đọc thêm: Sự thiếu liên kết giữa báo cáo rủi ro và quản lý hiệu quả kinh doanh
Thiết lập kế hoạch, mục tiêu và đồng nhất các sáng kiến chiến lược
Đây chính là bước các quản lý cấp cao đánh giá toàn bộ kế hoạch, bao gồm cả những đề nghị từ bộ phận vận hành. Họ cần phải có khả năng bổ sung mục tiêu cho kế hoạch một cách thủ công hoặc thông qua các mô-đun của hệ thống quản lý hiệu suất chiến lược như chức năng Ngân sách và Báo cáo.
Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể phân công tính ngân sách cho những đề nghị, xác minh chi phí và lợi nhuận có trong kế hoạch đồng thời xác thực kết quả có đồng nhất với mục tiêu doanh nghiệp hay không.
Cải thiện phản hồi và học hỏi
Một hệ thống quản lý hiệu suất chiến lược phải có khả năng nhập kết quả trực tiếp từ các hệ thống hỗ trợ khác như các kho dữ liệu sẵn có. Một loạt các báo cáo từ đó sẽ tự động được tạo nhằm giúp doanh nghiệp xác thực liệu chiến lược đang hoạt động tốt hay không.
Những báo cáo này khá linh động và có thể được điều chỉnh bởi người dùng, cho phép các phương thức đo lường hiển thị xuyên suốt Balanced Scorecard cũng như điều chỉnh theo vai trò. Lý tưởng nhất là hệ thống quản lý năng suất chiến lược phải tạo được:
- Báo cáo kết quả làm việc: giúp nhìn rõ mối quan hệ giữa các hoạt động và kết quả
- Báo cáo xu hướng: đánh giá liệu một hệ quả nhất định diễn ra tốt hơn hay tệ hơn so với trước đây, và ai là người chịu trách nhiệm cho hoạt động này.
- Báo cáo trách nhiệm: cho thấy mọi nhiệm vụ của một cá nhân và năng suất của họ so với mục tiêu
- Báo cáo đóng góp theo đơn vị: từng đơn vị đóng góp như thế nào cho tổng năng suất toàn scorecard.
- Các báo cáo khác theo yêu cầu
Cuối cùng, một hệ thống quản lý hiệu suất chiến lược cần phải linh động, cho phép doanh nghiệp tiếp cận Balanced Scorecard từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Để tìm hiểu thêm các ví dụ điển hình làm thế nào một hệ thống quản lý hiệu suất có thể giúp doanh nghiệp bạn cân bằng giữa chiến lược và thực tiễn, download ngay whitepaper sau của TRG.