“Gắn kết nhân viên” hay “Employee Engagement” luôn là một trong những vấn đề nóng hổi trong giới nhân sự. Chính từ thực trạng quá nhiều người chỉ dành ra trung bình dưới 2 năm làm việc cho một công ty đã khiến ta phải đặt ra câu hỏi: Điều gì khiến họ không thể cống hiến lâu hơn, không thể gắn bó trong thời gian dài hơn nữa?
Và cho dù câu trả lời nằm ở bản chất công việc, người quản lý hay những quyền lợi dành cho nhân viên, nguyên nhân ấy cũng nằm trong tầm bao quát của khái niệm “gắn kết nhân viên” rộng lớn.
Đọc thêm: Nhân viên của bạn có đang thiếu gắn kết không?
Nội dung
Gắn kết nhân viên là gì?
Nói một cách ngắn gọn và đơn giản, gắn kết nhân viên là khái niệm để chỉ sự đam mê, hứng thú và gắn bó của một nhân viên với công việc của mình. Nhưng điều khiến ta ngạc nhiên là hiện đang có hơn 10 khái niệm khác nhau về gắn kết nhân viên và mỗi doanh nghiệp sẽ chọn khái niệm phù hợp với mình.
Đọc thêm: Làm gì để duy trì sự gắn kết nhân viên trong môi trường biến động?
Tuy vậy, ta vẫn có thể khái quát gắn kết nhân viên bằng mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Thái độ, Hành vi và Kết quả. Cụ thể hơn, sự gắn kết của nhân viên bắt nguồn từ thái độ của họ với tổ chức và được thể hiện ra qua những hành vi mà sau đó sẽ dẫn đến kết quả tương ứng.
Nhưng thái độ của họ lại xuất phát từ đâu lại là một câu hỏi phức tạp hơn (đôi chút). Để trả lời, hãy cùng đi vào tìm hiểu 2 khía cạnh của gắn kết: Gắn kết Quyền lợi và Gắn kết Cảm xúc.
2 lý do khiến nhân viên gắn bó lâu dài với công ty
Tại sao anh/chị lại gắn bó với công ty này lâu đến thế trong khi những công ty khác hoàn toàn có thể cho anh/chị mức lương xứng đáng hơn? Bạn nghĩ những người được hỏi câu này sẽ đề cập đến những lý do nào?
Lý do 1: Tôi có được những quyền lợi mình quan tâm
Mức lương, thưởng hay các phúc lợi chỉ là một phần ảnh hưởng đến sự gắn kết. Nhưng vấn đề tài chính không phải là mối quan tâm thường xuyên và cao nhất để có thể quyết định đến sự gắn bó lâu dài với tổ chức.
Thay vào đó, những quyền lợi về mặt chuyên môn hay phát triển như cơ hội được đảm nhận những dự án lớn hoặc hỗ trợ tham gia các khóa học chuyên ngành mới cùng những hoạt động ảnh hưởng nhiều đến hướng phát triển sự nghiệp mới là điều mà phần lớn các nhân viên quan tâm khi lựa chọn một nơi để cống hiến.
Đọc thêm: Nên đào tạo và phát triển gì cho nhân viên?
Lý do 2: Tôi trân trọng và tin tưởng vào đội nhóm, quản lý và tổ chức của mình
Sự thân thiết, hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm, sự quan tâm, tạo điều kiện hết mực từ cấp trên và sự tin tưởng vào đường đi của tổ chức cũng là những yếu tố thường thấy khi nói đến việc gắn bó lâu dài.
Đọc thêm: Quản lý vi mô - Lợi bất cập hại!
Ngoài việc có được một công việc theo đúng chuyên môn, được mang đến những cơ hội phát triển và đáp ứng các vấn đề về mặt tài chính và hạnh phúc thì bạn cũng cần có mối quan hệ tốt (thậm chí là khăng khít) với những người làm việc cùng bạn mỗi ngày. Công việc của bạn có thể yêu cầu làm cá nhân, nhưng chính những người đồng nghiệp và quản lý sẽ tạo có bạn cảm giác bạn thuộc về tổ chức này.
Đọc thêm: Thách thức trong việc quản lý đội ngũ bán hàng
Hai khía cạnh gắn kết nêu trên, nếu được đáp ứng đầy đủ, sẽ là chất xúc tác cho những nỗ lực cá nhân sẵn sàng cống hiến thêm cho tổ chức cũng như mong muốn được gắn bó lâu dài hơn với nơi này.
Nhưng nếu được lựa chọn một, bạn sẽ tập trung đáp ứng khía cạnh nào trước? Theo Tháp Nhu cầu Maslow, bạn nên đảm bảo các quyền lợi của nhân viên trước bởi một khi đã được đáp ứng về mặt quyền lợi, nhân viên sẽ sẵn sàng hơn trong việc gắn kết về mặt tình cảm.
Bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định khoảng cách và gắn kết nhân sự? Giải pháp Quản lý Nhân tài của TRG Talent giúp doanh nghiệm xác định ứng viên phù hợp, bố trí đúng vị trí và nuôi dưỡng tài năng. Hãy liên hệ đội ngũ của chúng tôi để được tư vấn chi tiết về giải pháp!