Có nhiều bài viết gợi ý những tiêu chí giúp xác định nhân viên xuất sắc nhưng bạn cũng biết rằng không phải tất cả các tiêu chí đó đều áp dụng được cho mọi tổ chức và mọi vị trí. Vậy làm cách nào để bạn tìm ra chính xác hình mẫu nhân viên xuất sắc cho một vị trí nhất định trong tổ chức của mình? Nếu xác định sai, công sức của bạn sẽ đổ sông đổ bể. Do đó, đừng để cảm tính hay những tiêu chí mơ hồ chi phối việc tìm kiếm này của bạn. Vậy những tiêu chí nào đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhân viên xuất sắc?
Ta có định nghĩa chung như sau: nhân viên xuất sắc là những người đạt hoặc vượt những chỉ tiêu định trước của công việc trong thời hạn và số lượng nhân viên xuất sắc lý tưởng chiếm 20% số nhân viên ở vị trí đó. Nhưng nếu con số bạn có cao hơn hoặc thấp hơn 20% nhiều hay thậm chí là bằng 0, những tiêu chí đánh giá của bạn đang khiến dữ liệu hiệu suất gặp vấn đề. Thế nên, trước hết bạn phải xác định được những tiêu chuẩn định nghĩa thế nào là hiệu suất xuất sắc ở vị trí đó.
- CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC (KPI)
Công việc nào cũng có mục tiêu, chỉ tiêu và KPI. Hãy lưu ý rằng mặc dù “mục tiêu” (goal) và “chỉ tiêu” (target) nghe có vẻ giống nhau nhưng trong môi trường làm việc thực tế, hai khái niệm này không thể thay thế cho nhau và hoàn toàn khác với KPI. KPI là những khía cạnh mang tính quyết định thành công cho vị trí và dựa vào đó, bạn sẽ có tiêu chí để đánh giá và phân loại nhân viên.
|
MỤC TIÊU |
KPI |
CHỈ TIÊU |
Định nghĩa |
Kết quả cuối cùng |
Đơn vị đo lường được rút ra từ mục tiêu |
Khung kết quả chấp nhận được, đo lường bởi KPI |
Ví dụ |
Nâng cao hiệu quả tuyển dụng |
Số ngày trung bình để tuyển được một vị trí |
Đúng chỉ tiêu: 45 ngày |
Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất xưởng |
Số lượng sản phẩm lỗi được phát hiện |
0 sản phẩm lỗi |
- SỰ PHÙ HỢP CÔNG VIỆC (JOB-FIT)
KPI thường chỉ đánh giá kết quả chứ không cân nhắc đến quá trình. Nhưng kết quả công việc của nhân viên còn chịu ảnh hưởng từ một yếu tố “ẩn” khác: Sự phù hợp công việc. Nghiên cứu “Phù hợp công việc để nâng cao hiệu suất bán hàng” của Herbert và Jeanne Greenberg được đăng trên Harvard Business Review đã nhận định rằng “Không phải kinh nghiệm hay bằng cấp mà chính sự phù hợp công việc mới là yếu tố dẫn đến thành công.” Và tính cho đến nay, sự phù hợp công việc vẫn được coi là thang đo có khả năng dự đoán chính xác nhất thành công trong công việc của một cá nhân với mức hiệu quả đạt 75%!
Ảnh: Mức độ hiệu quả của các công cụ đánh giá (Tìm hiểu thêm)
Đề cập đến sự phù hợp công việc ngay sau KPI, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng một nhân viên xuất sắc là người đáp ứng được những KPI trong vị trí của mình vì họ sở hữu những tố chất phù hợp với công việc này. Buộc một người thích làm việc nhanh đảm nhận công việc yêu cầu sự kỹ càng và tỉ mỉ là chuyện lợi bất cập hại! Cho dù cố thích nghi thì tới một lúc nào đó, căng thẳng sẽ tích tụ và bùng nổ!
Như vậy, theo ngôn ngữ thường dùng, “đạt KPI” là kết quả từ việc bạn có đúng người làm đúng công việc. Nhưng để sở hữu một đội ngũ nhân viên xuất sắc có khả năng đáp ứng được những mục tiêu đề ra, trước hết bạn phải xây dựng được nền tảng nhân viên dựa trên sự phù hợp công việc.