Các vị trí cấp entry-level cũng quan trọng không kém gì những vị trí khác trong tổ chức và là một phần không thể thiếu trong quản lý tài năng. Về cơ bản, tuyển dụng cấp entry-level không chỉ giới hạn trong sinh viên mới tốt nghiệp. Nhiều công việc không đòi hỏi bằng đại học. Ngoài ra, có những nhân viên có kinh nghiệm, nhưng họ muốn chuyển hướng sang một nghề hoàn toàn mới, do đó họ sẵn sàng chấp nhận một vị trí cấp entry-level.
Đọc thêm: Những điều cần biết về tuyển dụng trong kỷ nguyên số
Lợi ích của việc tuyển dụng nhân viên cấp entry-level
Hàng năm, hàng ngàn sinh viên vừa tốt nghiệp đại học mong muốn nhanh chóng “vào đời” để được cống hiến hết sức mình cho công việc đầu tiên. Những công việc cấp độ entry-level này đòi hỏi ít hoặc không đòi hỏi kinh nghiệm, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thêm kiến thức mới, mở rộng mối quan hệ và mở một trang mới cho con đường sự nghiệp của các em. Mặc dù thiếu kinh nghiệm nhưng các bạn sinh viên rất nhiệt tình, tràn đầy ý tưởng mới và sở hữu các kỹ năng mà những thế hệ trước có thể không có.
Đọc thêm: 5 lý do các doanh nghiệp nên tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp
Chắc chắn việc tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp sẽ đem đến cho doanh nghiệp cả ưu và nhược điểm nhưng lợi ích mà việc tuyển dụng đem đến có thể vượt xa khuyết điểm.
1. Tiết kiệm chi phí
Không thể phủ nhận rằng một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của việc tuyển dụng sinh viên vừa tốt nghiệp chính là chi phí. Ngoài mức lương thấp hơn, chi phí để tuyển dụng một nhân viên entry-level thường chỉ tốn 20% ngân sách doanh nghiệp, trong khi đó, chi phí để tuyển dụng một vị trí điều hành có thể tốn hơn 200%.
2. Duy trì một nguồn cung cấp ứng viên tiềm năng
Về lâu dài, tuyển dụng sinh viên hoặc sinh viên mới tốt nghiệp có thể đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc khỏa lấp các vị trí trung cấp hoặc điều hành còn trống. Tuyển dụng cấp entry-level đã không ít lần chứng minh hiệu quả trong việc tìm kiếm lãnh đạo mới cho tổ chức. Không thiếu những câu chuyện về các nhà lãnh đạo kinh doanh nổi bật đã thăng tiến trên con đường sự nghiệp từ những vị trí thấp nhất.
Đọc thêm: Nhân viên của bạn tiềm năng đến đâu?
Jack Welch, Tổng giám đốc của Electric Electric, đã gia nhập công ty với tư cách là kỹ sư sơ cấp vào năm 1960. Trong nhiệm kỳ của ông với cương vị CEO từ năm 1981 đến năm 2001, giá trị thị trường của công ty tăng 4.000%.
Jim Skinner, Giám đốc điều hành của McDonald từ năm 2004 đến năm 2012, bắt đầu sự nghiệp của mình tại công ty vào năm 1971 với tư cách là quản lý nhà hàng.
William Weldon bắt đầu làm việc tại Johnson & Johnson sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1971 và trở thành CEO của công ty vào năm 2002.
Khi bắt đầu sự nghiệp tại Xerox Corporation, Ursula Burns chỉ là một thực tập viên kỹ thuật. Bà đã trở thành CEO của Xerox vào năm 2009.
So với nhân viên có kinh nghiệm, sinh viên mới tốt nghiệp dễ uốn nắn hơn do đó họ nhanh chóng thích nghi với văn hóa của công ty hơn. Những tài năng trẻ này tràn đầy năng lượng và háo hức trước tương lai đang rộng mở. Chỉ cần doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo và cố vấn phù hợp, họ có thể trở thành những nhân tài tiềm năng mà tổ chức bạn đang tìm kiếm.
Đọc thêm: Thấu hiểu tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong tuyển dụng
3. Họ có những kỹ năng và đặc điểm độc đáo
Những tài năng trẻ rất thông thạo các công nghệ mới như ứng dụng di động và phương tiện truyền thông xã hội. Nếu bạn muốn biến công ty của mình thành một văn phòng kỹ thuật số, tài năng trẻ chính là cốt lõi của sự biến đổi này.
Mặc dù thế hệ Millennials, những người sinh ra từ năm 1981 đến 1995, cũng rất am hiểu và quen thuộc với công nghệ, phần lớn Millennial sinh ra trước khi máy tính, điện thoại thông minh và internet ra đời.
Trong khi đó, thế hệ Z mới thực sự là “digital native” (người sinh ra trong thời đại công nghệ bùng nổ, sử dụng công nghệ như một mặt hàng thông dụng). Đối với họ, thế giới là một mạng lưới kết nối khổng lồ và họ chưa bao giờ phải sống thiếu các thiết bị công nghệ hay dịch vụ kỹ thuật số.
Ngoài ra, những người trẻ tuổi này có xu hướng toàn cầu hơn những thế hệ trước. Vì vậy, họ có thể làm việc tốt hơn với các đồng nghiệp quốc tế, khác biệt về văn hóa đối với họ không thành vấn đề. Môi trường công sở ngày càng đa dạng, tài năng trẻ toàn cầu chắc chắn sẽ tác động tích cực đến doanh nghiệp của bạn.
Đọc thêm: Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với Chuyển Đổi Số - Digital Transformation
4. Họ sẵn sàng làm thêm việc ngoài giờ và dễ quản lý hơn
Những nhân viên có kinh nghiệm thường ưu tiên cho cuộc sống cá nhân, chẳng hạn họ sẽ ưu tiên gia đình hơn. Mặt khác, sinh viên hoặc sinh viên mới tốt nghiệp, sẵn sàng làm việc nhiều giờ hơn, một trong những yêu cầu cần kíp đối với một số công việc.
Điều này đúng với Thế hệ Z. Theo một cuộc khảo sát của Monster.com, có đến 58% người thuộc Thế hệ Z sẵn sàng làm việc khuya và cuối tuần, so với chỉ 41% tất cả nhân viên khác.
Sinh viên mới tốt nghiệp cũng dễ quản lý hơn. Họ ít có khả năng bị cuốn vào những câu chuyện “thị phi văn phòng” và thay vào đó tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ được giao. Thêm vào đó, họ thường không có nhiều ý thức về quyền lợi như các nhân viên giàu kinh nghiệm. Nghiên cứu đã chứng minh rằng người có kinh nghiệm thường có không tuân thủ theo quy tắc và hướng dẫn.
Đăng ký nhận tin từ TRG Blog và đón đọc phần tiếp theo của series nói về thế hệ Z (Generation Z), họ là ai, cũng như những phương pháp tuyển dụng vi trí entry-level hiệu quá nhất.
Làm thế nào để tuyển dụng đúng người cho đúng vị trí là một nhiệm vụ cực kỳ thử thách. Vì vậy, hãy để TRG Talent giúp bạn loại bỏ một phần gánh nặng với giải pháp Phù hợp công việc - Job Fit. Hãy yêu cầu một buổi demo hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay!