Các Giám đốc Tài chính (CFO) tất nhiên sẽ đặt nghi vấn cho những đề xuất chuyển đổi công nghệ mới và điều đó hoàn toàn bình thường! Có nhiều khả năng là các CFO đã cân nhắc việc ứng dụng điện toán đám mây từ lâu nhưng đây là một quá trình không thể hoàn thành trong “một sớm một chiều”. Vì lẽ đó, các CFO cần tự trang bị trước cho bản thân những kiến thức cần thiết để dễ dàng chuyển đổi hơn.
Giải pháp vẹn toàn nhất là để một CFO và CIO (Giám đốc Thông tin) chung tay làm việc để đảm bảo rằng sự đổi mới và tình hình tài chính đều được tính đến. Hầu hết các CFO không phản đối những thay đổi vì vai trò của họ là duy trì và ổn định tài chính. CIO có thể chứng minh các lợi ích mà điện toán đám mây có thể đem lại, bao gồm tiết kiệm chi phí, khả năng mở rộng, hiệu quả và thời gian sản phẩm tiếp cận thị trường ngắn. Sau đó, CFO có thể làm việc để thiết lập lợi ích kinh tế của đám mây. Cách tiếp cận hai mặt này giúp đảm bảo cho doanh nghiệp tận dụng đám mây theo cách tốt nhất có thể.
Đọc thêm: 7 ứng dụng phổ biến của công nghệ điện toán đám mây
Vậy những tính năng của đám mây có thể thu hút CFO là gì? Chúng ta hãy xem xét những mặt sau:
Mặt tài chính
Điều đầu tiên một CFO sẽ đặt nghi vấn là chi phí, và tiềm năng tiết kiệm của đám mây thường cực kỳ hấp dẫn. Nhiều CFO phát ngấy với quá nhiều chi phí liên quan đến quyền sở hữu, bảo trì và nâng cấp liên tục hàng năm. Và khi bạn chuyển sang mô hình “xài đến đâu, tính tiền đến đó”, doanh nghiệp của bạn có thể biến khoản chi phí đầu tư (CapEx) thành khoản chi phí vận hành (OpEx) hợp lý. Điều này giúp tiết kiệm ngân sách trong khi cho phép bạn có được những gì bạn cần, vào thời điểm cần thiết. Một doanh nghiệp có thể được nâng cấp tự động và tránh những phiền toái về bảo trì và quản lý. Đây là loại thay đổi mà CFO cần phải biết. Họ cần phải suy nghĩ lâu dài khi lập kế hoạch di chuyển lên đám mây và quyết định phương pháp nào là tốt nhất. Với chi phí có thể đo lường được, CFO có khả năng tăng tính linh hoạt ngân sách và làm việc với CIO để đảm bảo quá trình chuyển đổi thành công.
Khi bạn bắt đầu làm việc với nhà cung cấp dịch vụ đám mây, bạn có thể bỏ qua rất nhiều chi phí. Họ cung cấp các tài nguyên dưới dạng dịch vụ và chịu trách nhiệm mua hàng, lưu trữ, quản lý và bảo trì cơ sở hạ tầng cần thiết. Điều này cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, tất cả các ngành, từ start-up cho đến các tập đoàn hàng đầu , tận dụng được lợi thế của công nghệ mới nhất mà không cần chi quá nhiều. Tất nhiên, nó còn phụ thuộc vào nhà cung cấp và cách thức tích hợp các giải pháp đám mây vào doanh nghiệp của bạn. Giờ, đây, bạn sẽ không phải lo lắng về những vấn đề như thời gian, chi phí gây căng thẳng vì nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm quản lý giải pháp thay cho bạn.
Đọc thêm: 7 lợi ích chính của điện toán đám mây cho doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh
Điện toán đám mây cũng giúp thiết lập lợi thế cạnh tranh. CFO phải nhận ra rằng đám mây là xu thế, và nó đang trở thành tiêu chuẩn trong thế giới kinh doanh. Theo khảo sát toàn cầu của McKinsey, hơn 80% người trả lời cho biết họ đang sử dụng hoặc thử nghiệm với công nghệ đám mây. Đó là một tỷ lệ rất lớn! Các tổ chức không có ý định thay đổi có thể sớm bị tụt hậu.
Ban đầu, nhiều công ty sử dụng phần mềm đám mây để cải thiện các hoạt động hàng ngày. Điều này tạo ra môi trường làm việc linh hoạt, hiệu quả hơn, cho phép tổ chức tập trung vào kinh doanh, mở rộng và đổi mới. Như CFO.com đã nói, “[Đám mây] giải phóng công tác quản lý để tập trung vào sản phẩm chứ không phải hệ thống.” Trong những năm tới, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển nhiều hơn trên đám mây.
Đọc thêm: 3 lợi ích cho CFO từ công nghệ điện toán đám mây
Thay đổi nhu cầu kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp phải chịu đựng những thay đổi nhu cầu trong suốt cả năm, từ lúc bùng nổ kinh doanh đến thời kỳ ổn định. Đó là chu kỳ kinh doanh tự nhiên. Đám mây có thể giúp xử lý các thay đổi này bởi vì nó có thể mở rộng. Hiện tại, bạn có thể mở rộng hoặc thêm tài nguyên vào giải pháp của mình và sau đó giảm lại khi cần thiết. Điều này cho phép CFO và các bộ phận giữ sự đồng bộ với mọi chu kỳ kinh doanh.
Khả năng mở rộng này mang đến các lợi ích khác, bao gồm khả năng tiếp cận khách hàng trên toàn cầu và trực tuyến nhanh chóng, cũng như giảm thiểu tiêu thụ năng lượng hoặc dư thừa thiết bị.
Thời gian sản phẩm tiếp cận thị trường
Do khả năng mở rộng và tính hiệu quả của các giải pháp đám mây, một tổ chức có thể trải nghiệm các chu kỳ phát triển ngắn hơn. Nhân viên của bạn giờ đây có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tài nguyên sẵn có vào mọi lúc, dù là để thử nghiệm hay để phát triển sản phẩm mới, mọi thứ đều dễ tiến hành hơn. Điều này cho phép các doanh nghiệp tập trung vào sự đổi mới và liên tục quyết định cho bước đi tiếp theo, thay vì kẹt lại trong bế tắc vì lỗi hệ thống công nghệ phức tạp.
Đọc thêm: ASEAN thúc đẩy đầu tư cho điện toán đám mây, IoT và di động
An ninh và bảo mật
Việc CFO luôn quan tâm đến vấn đề an ninh là điều hiển nhiên vì không gì đáng sợ hơn khi đặt dữ liệu của bạn trong tay của người khác. Nhưng hãy nghĩ về nó như thế này: nhà cung cấp đám mây liên tục cải thiện khả năng bảo mật nhằm cung cấp một giải pháp an toàn sẽ tốt hơn doanh nghiệp tự xây dựng giải pháp riêng. Để làm được điều này, một nhà cung cấp tốt sẽ cung cấp mức bảo mật cao nhất. Đồng thời, các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ đám mây dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn nhằm hoàn thiện tính năng bảo mật an ninh hơn.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp không nhận ra rằng rất nhiều dữ liệu của họ có thể đã lưu trữ trên đám mây, ví dụ như bảng lương, hoạt động marketing hay sử dụng bộ nhớ trực tuyến. Điện toán đám mây đã trở thành một công nghệ phổ biến, được sử dụng như một thói quen trong các hoạt động hàng ngày.