Trong khi kỹ năng cứng có thể đào tạo, phát triển được thì kỹ năng mềm lại cần nhiều thời gian và khó phát triển hơn. Kỹ năng mềm là những yếu tố giúp hình thành và củng cố các mối quan hệ tại nơi làm việc, đồng thời phản ánh cách mọi người làm việc và ứng xử. Kỹ năng mềm thường bao gồm phẩm chất cá nhân, thái độ và hành vi của một nhân viên trong công ty.
Trong quá trình tuyển dụng, các doanh nghiệp có xu hướng đánh giá cao các ứng viên có kỹ năng mềm tốt hơn là các kiến thức kỹ thuật mà họ học được từ trường học. Các kỹ năng mềm cần thiết có thể khác nhau tùy thuộc vào bản chất công việc. Ví dụ như các vị trí chăm sóc khách hàng, nhân sự hoặc tiếp thị đòi hỏi cần có kỹ năng mềm khá tốt để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Vì thế, ngày càng nhiều tổ chức bắt đầu tuyển dụng dựa trên nền tảng kỹ năng mềm và sau đó mới tập trung đào tạo kỹ thuật.
Đọc thêm: Doanh nghiệp có nên đầu tư phát triển lãnh đạo trong năm 2018?
5 kỹ năng mềm quan trọng nhất đối với các nhân sự trẻ
1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong môi trường làm việc chuyên nghiệp bởi đây là yếu tố kết nối và trao đổi thông tin giữa mọi người. Giao tiếp kém có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc thậm chí làm chậm tiến trình công việc, gây khó khăn để hoàn thành các công việc được giao.
Khi tương tác, cả trực tiếp và trực tuyến, bạn đều muốn giao tiếp một cách rõ ràng, tử tế và chuyên nghiệp. Khi giao tiếp, hãy giao tiếp bằng mắt, nói to rõ và dùng ngôn ngữ hình thể để truyền tải sự tự tin. Đây là kỹ năng quan trọng nhất vì nó thể hiện cách mọi người nhìn nhận bạn với tư cách đồng nghiệp. Giao tiếp hiệu quả giúp xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, giúp thấu hiểu, giải quyết xung đột, truyền cảm hứng và cuối cùng là tăng hiệu suất của cả nhóm.
Đọc thêm: [Infographic] Phân biệt giữa nhân viên tiềm năng cao và nhân viên năng suất cao
2. Chú ý đến chi tiết
Các nhà tuyển dụng phải xem xét hàng trăm hồ sơ lý lịch mỗi ngày, vì thế nếu trong hồ sơ của bạn có lỗi đánh máy, có thể là bạn vừa khiến bản thân mình bị loại trong mắt nhà tuyển dụng. Thể hiện tính cẩn thận và chú ý đến chi tiết từ sớm sẽ giúp bạn tăng cơ hội được tuyển dụng.
Tập thói quen kiểm tra kỹ tất cả những tài liệu khi làm việc là rất quan trọng - bao gồm các báo cáo, ghi chú cuộc họp và thậm chí cả các email. Một nhân viên cẩn thận là một nhân viên đáng tin cậy, có giá trị, và là những người được giao các nhiệm vụ quan trọng, đưa ra quyết định cho cả doanh nghiệp.
Đọc thêm: Đừng để bản thân vì sợ sai mà thất bại!
3. Kỹ năng làm việc nhóm
Một dự án thành công hiếm khi phụ thuộc vào nỗ lực của chỉ một người - đó là thành quả chung của cả nhóm nhằm đạt một mục tiêu chung. Trong môi trường làm việc ngày nay, phần lớn các dự án thường được thực hiện theo nhóm, tuy nhiên, nhân viên cũng cần có khả năng làm việc độc lập để hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày. Mỗi người đều có tài năng và trách nhiệm khác nhau, việc có thể cộng tác tốt với đồng nghiệp sẽ giúp đạt được kết quả tốt nhất cho công việc.
4. Giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề thể hiện qua khả năng làm việc độc lập và tư duy phản biện nhằm tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho các vấn đề cụ thể của một nhân viên. Khả năng giải quyết vấn đề là cách bạn ưu tiên công việc và lập kế hoạch như thế nào để hoàn thành một dự án theo cách hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
Có khả năng suy nghĩ nhanh nhẹn giúp bạn nổi bật hơn so với những ứng viên còn lại. Tư duy phản biện và khả năng giải quyết đều liên quan đến việc sử dụng logic chứ không phải cảm xúc để xác định, hiểu, phân tích và cuối cùng là tiến hành giải quyết vấn đề. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cũng sẽ giúp bạn trang bị những kỹ năng lãnh đạo cần thiết để trở thành một người dẫn đầu thành công trong tương lai.
Đọc thêm: Chuyên nghiệp nơi công sở - Nên và Không nên làm gì?
5. Khả năng thích ứng
Cách các công ty hoạt động ngày nay không còn giống như trước đây và chắc chắn sẽ tiếp tục thay đổi trong tương lai. Các công ty phụ thuộc vào khả năng thích ứng với thay đổi của các nhân viên để giữ công ty dẫn đầu trong xu hướng kinh doanh và gặt hái thành công.
Khi thực hiện một dự án, mọi thứ có thể phát triển theo nhiều hướng khác với kế hoạch ban đầu. Một cá nhân có khả năng thích ứng cao sẽ có thể hòa nhập vào môi trường liên tục thay đổi của ngành kinh doanh. Người đó sẽ có thể làm việc hiệu quả độc lập và cả trong môi trường nhóm, lập chiến lược, tiếp thu các nhận xét tiêu cực và cải thiện khi mắc sai lầm. Người đó sẽ có những ý tưởng sáng tạo, nhưng cũng sẽ có khả năng làm việc trong thực tế.
Đọc thêm: [Infographic] 10 kỹ năng công nghệ được đánh giá cao nhất
Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những cá nhân thể hiện sự chủ động và tự giải quyết vấn đề, hạn chế phàn nàn hoặc trở thành gánh nặng cho quản lý. Thay vào đó hãy dừng lại, phân tích, nghiên cứu các giải pháp khả thi và cuối cùng là tiến hành giải quyết vấn đề.
Rút ngắn “khoảng cách năng lực” để sẵn sàng cho môi trường chuyên nghiệp
Có nhiều cách để phát triển kỹ năng mềm ở điểm khởi đầu của sự nghiệp. Tìm hiểu kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng và trau dồi kỹ năng cá nhân để đáp ứng các yêu cầu này sẽ giúp ứng viên tạo sự khác biệt và tăng cơ hội được tuyển dụng hoặc được thăng chức.
Đọc thêm: Loại bỏ khoảng cách năng lực và phát huy tiềm năng của nhân viên
Trau dồi kỹ năng mềm của bạn qua kì thực tập, các hoạt động ở trường hoặc qua các công việc trước đó để thể hiện sự ham học hỏi và phát triển liên tục của bạn. Trong quá trình đánh giá, các nhà tuyển dụng sẽ xem xét hồ sơ của bạn để kiểm tra các chi tiết thể hiện kỹ năng mềm. Có kỹ năng mềm tốt giúp bạn hợp tác tốt với người khác, giao tiếp rõ ràng và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Tóm lại, trong khi kỹ năng cứng giúp bạn được tuyển dụng, kỹ năng mềm sẽ giúp bạn thực sự tỏa sáng khi làm việc.
Tìm kiếm giải pháp để đánh giá hiệu quả tính cách ứng viên? Yêu cầu một buổi Demo ngay bây giờ!