Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ hiện nay, các chủ khách sạn sẽ khó bắt kịp những thay đổi này. Tuy nhiên, lợi ích từ sự phát triển công nghệ đối với ngành khách sạn là vô cùng lớn. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 6 xu hướng công nghệ đang thịnh hành hiện nay. Sáu xu hướng này đang mang lại những thay đổi tích cực đối với ngành khách sạn – du lịch, điều mà các nhà quản lý cần thật sự chú trọng đến.
1. Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Mặc dù điện toán đám mây chỉ mới được giới thiệu cách đây vài năm, nhưng nó đã trở nên rất phổ biến trong giới công nghệ. Infor, một trong những nhà cung cấp giải pháp quản lý doanh nghiệp hàng đầu, ước tính hơn 85% các câu hỏi từ phía các công ty trong ngành Nhà hàng – Khách sạn có liên quan đến dịch vụ điện toán đám mây. Có hai lý do chính cho vấn đề này:
- Thứ nhất, đầu tư ban đầu cho điện toán đám mây thấp hơn vì bạn không phải chi trả bất kỳ chi phí nào cho phần cứng hay những khoản liên quan như nhân viên IT nhằm duy trì hệ thống.
- Thứ hai, khách sạn muốn loại bỏ những vấn đề luôn làm họ đau đầu : duy trì cơ sở hạ tầng IT tại chỗ (máy chủ, thiết bị mạng...) Việc này giúp họ toàn tâm tập trung vào các công việc hằng ngày để chăm sóc khách hàng của họ.
Hơn nữa, khoản đầu tư cho các tài sản cố định cho điện toán đám mây thấp. Khoảng thời gian cài đặt có thể giảm từ tháng xuống ngày, giúp cho các khách sạn thấy được kết quả rõ ràng và ngay tức thì.
Hunley Hotel & Golf Club đã sử dụng điện toán đám mây cho hệ thống quản lý khách sạn của mình để giảm thời gian quản lý và gánh nặng IT trong việc lắp đặt và duy trì ứng dụng. Với điện toán đám mây, người dùng có thể dễ dàng nâng cấp thường xuyên để chắc rằng ứng dụng luôn được cập nhật tính năng mới nhất, giúp hỗ trợ họ một cách hiệu quả nhất.
2. Sự bùng nổ của thiết bị di động
Cuộc cách mạng thiết bị di động (smartphone và tablet) đã làm thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ. Mọi người thường cho rằng do tính chất công việc của khách sạn, thiết bị di động chỉ tạo nên ảnh hưởng rất nhỏ trong ngành dịch vụ này. Sự thật đã chứng minh điều ngược lại. Thiết bị di động là một công cụ thiết yếu không chỉ cho khách hàng mà còn cho khách sạn, đặc biệt là quầy check-in.
City Nites cho phép truy cập hệ thống quản lý của mình thông qua iPad để loại bỏ những quy trình đăng ký thủ công và xưa cũ tại quầy lễ tân. Điều này đã giúp các nhân viên của khách sạn “gặp và chào” khách của họ ở bất kỳ địa điểm nào. Việc này giúp cải thiện việc check-in mang tính cá nhân và giảm các chi phí liên quan đến quầy lễ tân.
Đọc thêm: Thu hút khách hàng nhờ vào cá nhân hóa trong ngành khách sạn
3. Mạng xã hội
Mạng xã hội đã mang lại tầm ảnh hưởng sâu rộng đến ngành du lịch – khách sạn. Trip Advisor đã trở thành một trong những nguồn thông tin chính cho mọi người khi tìm kiếm thông tin về du lịch, khách sạn và các hoạt động giải trí. Facebook cũng có tầm ảnh hưởng đáng kể đến người dùng.
Danh tiếng của bạn trên mạng online là yếu tố then chốt trong kinh doanh. Nó không còn là mối quan tâm của bộ phận marketing, mà còn liên quan trực tiếp đến việc vận hành kinh doanh. Vì vậy, việc quản lý mạng xã hội phải được kết hợp với các hệ thống quản lý khách sạn để giúp bạn có những hành động nhanh chóng và phù hợp khi có việc cần giải quyết.
4. Các hệ thống cá nhân hóa
Khách hàng thường mong chờ những dịch vụ mang tính cá nhân hóa - dành riêng cho họ: từ lời chào trên màn hình TV, sở thích ăn uống đến những dịch vụ kèm theo như chăm sóc sức khỏe, hoa trong phòng. Việc có được lượng thông tin giá trị về sở thích của khách hàng sẽ giúp khách sạn nâng cao chất lượng dịch vụ cho những lần quay lại tiếp theo của họ.
Điều này không chỉ tạo mối liên kết với khách hàng với hoạt động của khách sạn, mà còn giúp khách sạn có được toàn bộ sở thích của khách hàng và sử dụng thông tin đó một cách linh hoạt.
Đọc thêm: Thu hút khách hàng nhờ vào cá nhân hóa trong ngành khách sạn
5. Tích hợp hệ thống
Khách sạn luôn bao gồm rất nhiều mảng – từ chỗ ở và phục vụ ăn uống cho các sự kiện đến các cơ sở vật chất chuyên dụng như golf và spa. Mỗi mảng được vận hành bằng một hệ thống phần mềm riêng biệt. Việc này giúp hệ thống truyền tải thông tin chính xác đến những bộ phận cụ thể, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc lưu trữ rất nhiều thông tin.
Việc tích hợp tất cả những hệ thống này giúp bạn quản lý toàn diện, báo cáo nhanh và có cái nhìn bao quát hơn lợi nhuận. Ngoài ra, sự tích hợp còn giúp bạn “quản lý thu nhập” từ khách trong suốt quá trình họ ở tại khách sạn.
6. Toàn cầu hóa
Xu hướng cuối cùng trong ngành khách sạn không thể không nhắc đến nhu cầu toàn cầu hóa. Trong thế kỷ 21, các khách sạn cần tìm các hướng quản lý khác nhau để tồn tại và phát triển giữa nền kinh tế đầy khó khăn. Đối với những doanh nghiệp có mạng lưới toàn cầu, việc liên kết toàn cầu là yếu tố cực kỳ quan trọng. Điều này nghĩa là nền tảng công nghệ được sử dụng cần phải mang tính toàn cầu hóa.
Tất cả các xu hướng này đã và đang mang đến một sự thay đổi lớn đối với ngành khách sạn – du lịch. Nếu bạn không muốn bị bỏ ngoài cuộc chơi trong một thị trường đầy tính cạnh tranh như ngày nay, việc cập nhật các xu hướng công nghệ có ứng dụng cao trong ngành khách sạn - du lịch là rất quan trọng. Công nghệ ở đây không chỉ là về phía phục vụ khách hàng, mà còn về phần quản lý tài chính, nhân sự của khách sạn. Bằng cách mang ứng dụng công nghệ vào xuyên suốt các cấp trong khách sạn, bạn sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn và doanh số sẽ làm bạn ngạc nhiên.
Đọc thêm
- Webinar: Tối ưu hóa hoạt động quản lý khách sạn
- 6 xu hướng công nghệ thay đổi ngành khách sạn
- 4 giải pháp tạo khác biệt lớn trong công cuộc chăm sóc khách hàng
- Nhận xét của khách hàng - Con dao 2 lưỡi trong công tác quản lý thương hiệu khách sạn
- Cơ hội và thách thức công nghệ đem lại cho ngành nhà hàng khách sạn
- 6 xu hướng công nghệ thay đổi ngành khách sạn
Những bài viêt khác của TRG
- 10 sai lầm của sếp khiến nhân viên nghỉ việc
- TRG giữ chân nhân tài bằng môi trường làm việc lý tưởng
- Internet of Things: Cơ hội và thách thức
- Làm thế nào để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu xu thế
- Marketing cá nhân hóa - một lợi ích của phần mềm bán hàng
- Giải bài toán khó của chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam
- Chiến lược bán lẻ thành công của Starbucks, Amazon và Zara
- Đi làm như đi chơi - Đâu là bí quyết?
- 6 phương pháp gia tăng lợi nhuận cho khách sạn trong giai đoạn khủng hoảng