<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Tại sao IQ không thể dự đoán sự thành công?

Đăng bởi Huy Tran vào

Cho dù EQ đang ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng với các nhà tuyển dụng, vai trò của các kỹ năng làm việc và tư duy không vì thế mà bị bỏ quên. Nhưng vấn đề là các doanh nghiệp hay cho rằng kỹ năng làm việc và tư duy chính là IQ, do đó họ luôn muốn dùng IQ làm một tiêu chí tuyển dụng. Nhưng có đúng là IQ được dùng để đánh giá trí thông minh và dự đoán được thành công trong công việc của một cá nhân không?

IQ không thể dự đoán thành công

TÍNH TIN CẬY VÀ GIÁ TRỊ CÓ ĐƯỢC ĐẢM BẢO?

Hãy bàn một chút về khái niệm IQ – hay Intelligence Quotient. IQ được khái quát hóa bằng công thức:

IQ = (MA/CA)*100

với MA là viết tắt của “mental age” – tuổi tâm trí và CA là “chronological age” – tuổi thực. Đạt điểm càng cao ở các bài kiểm IQ có nghĩa là tuổi tâm trí của người đó cao hơn so với tuổi thực và được cho là thông minh hơn những người cùng lứa tuổi. NHƯNG, các ứng dụng hay bài kiểm tra IQ miễn phí trên mạng không cho bạn biết được mình thông minh đến mức nào. Trước đây chúng tôi có đề cập đến việc tìm hiểu tính tin cậy và giá trị của các công cụ đánh giá tính cách để sử dụng hiệu quả, lời khuyên tương tự cũng được áp dụng cho các bài kiểm tra IQ. Bạn có thể tìm hiểu những nhà cung cấp bài kiểm tra IQ nổi tiếng đã được nghiên cứu và cấp phép như Wechsler hay Stanford-Binet.

TÍNH CHẤT THỐNG KÊ PHỨC TẠP

IQ thực ra là một khái niệm mang tính chất thống kê. Và mặc dù tồn tại kết luận “IQ có tương quan tỷ lệ thuận với thành công” nhưng IQ cũng chịu tác động từ nhiều yếu tố khác bao gồm môi trường, chủng tộc, nhóm gen và vị trí xã hội hiện tại của bố mẹ. Chúng ta phải thực hiện nhiều phép toán với ít nhất là hai biến để xác định được tỉ lệ thành công đó là bao nhiêu phần trăm với từng nhóm người nhất định. Nghe có vẻ phức tạp phải không? Nếu cho rằng có IQ cao thì tỷ lệ thành công cũng sẽ cao nhưng làm thế nào để sở hữu IQ cao? Chúng ta lại phải lật lại vô vàn những tác nhân khác và đó sẽ là một câu chuyện không bao giờ có hồi kết.

Đăng ký nhận tin từ TRG Talent

IQ KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO TRÍ THÔNG MINH

Dẫu vậy, điều quan trọng hơn hết là ĐỪNG đánh đồng IQ với trí thông minh của bạn. Trên thực tế, “trí thông minh” là khái niệm rất phức tạp và tốn nhiều giấy mực của các nhà khoa học. Đối với bạn, một người thế nào được gọi là “thông minh”? Đó là một người lúc nào cũng đạt điểm tối đa trong các kỳ thi, nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo hay là người biết cách thuyết phục hoặc thậm chí là thao túng người khác để đạt được mục đích của mình?

Hiện chưa có một định nghĩa chung về IQ, nhưng ta thường thấy IQ là một con số, là kết quả từ một bài kiểm tra bao quát một phần vô cùng nhỏ trong kho tàng kiến thức nhân loại cũng như vô vàn loại hình trí thông minh. Với IQ cao, bạn có thể học nhanh hơn hay ghi nhớ thông tin lâu hơn nhưng không vì thế mà bạn thông minh hơn rất nhiều người khác.

Vậy trở lại với vấn đề đã đặt ra ở đầu bài, nếu không phải IQ thì chúng ta dựa vào đâu để xác định được khả năng xử lý thông tin của ứng viên? Hãy đón đọc bài viết tới để tìm hiểu giải pháp dành cho bạn.

New Call-to-action

Chủ đề: Talent Management

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi