<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Thành công của ngành sản xuất giữa kỷ nguyên chuyển đổi nhanh chóng

Đăng bởi Thao Chau

Find me on:
vào

Hơn 2 năm vừa qua là một năm khó khăn đối với ngành sản xuất của Việt Nam và khu vực.  Một loạt các sự kiện diễn ra đã khiến ngành sản xuất khu vực phải chịu áp lực từ mọi phía — gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, lỗ hổng trong các kênh phân phối, và đóng cửa nhà máy do đại dịch đã góp phần tạo nên sức ép cho các nhà sản xuất trong khu vực. Thêm vào đó là những căng thẳng thương mại kéo dài và sự biến động nhu cầu tiêu dùng. 

Thành công của ngành sản xuất giữa kỷ nguyên chuyển đổi nhanh chóng

Câu hỏi đặt ra là: nên dẫn đầu hay theo sau 

Để trả lời câu hỏi trên, ngành sản xuất đã chạy đua để đẩy nhanh các nỗ lực chuyển đổi và mở rộng quy mô áp dụng các công nghệ của nền công nghiệp 4.0.

Chẳng hạn như, Singapore đã công bố "Tầm nhìn ngành sản xuất đến 2030” vào đầu năm nay để thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới trong các hoạt động sản xuất tiên tiến. Quốc đảo này cũng đã xây dựng chỉ số sẵn sàng cho công nghiệp thông minh (Smart Industry Readiness Index), đóng vai trò như một chuẩn mực quốc tế cho ngành công nghiệp sản xuất.

Đọc thêm: Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và Rủi ro

Sau 2 năm nằm trong trạng thái chờ đợi, hiện Asean đang bắt đầu tái khởi động, và phân ngành sản xuất sẽ tiếp tục đóng vai trò là trụ cột chính trong việc phục hồi và phát triển kinh tế.

Trên thực tế, nghiên cứu của Công ty Tư vấn Boston (Boston Consulting Group) dự đoán rằng trước năm 2030, Asean có thể tạo ra 600 tỷ USD sản lượng sản xuất bổ sung và 140.000 việc làm mới mỗi năm trong điều kiện các nhà sản xuất phải nắm được thời cơ trước mắt.  

Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn đó, rằng liệu các nhà sản xuất của Asean đã sẵn sàng để thăng cấp trong chuỗi giá trị và đóng vai trò như một trung tâm toàn cầu - dẫn đầu về đổi mới trong lĩnh vực sản xuất thông minh hay chưa?

Dang ky nhan tin tu TRG Blog

Lời kêu gọi chuyển đổi  

Trước đại dịch, từ lâu các nhà sản xuất đã vạch sẵn những kế hoạch chuyển đổi quy trình sản xuất, bằng việc đưa ra các lộ trình chuyển đổi sang Công nghiệp 4.0 trong vòng ba đến năm năm tới.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang nhận ra thời gian là một điều xa xỉ, do đó, nếu cứ trì hoãn quá trình số hóa, hoạt động của các doanh nghiệp có thể phải hứng chịu những thiệt hại đáng kể. Kết quả là, nhiều nhà sản xuất buộc phải làm một điều từng là không tưởng - họ phải rút ngắn quá trình chuyển đổi của mình, gói gọn trong vòng ba, sáu, hay thậm chí là 18 tháng. 

Sự chuyển đổi nhanh chóng này là điều cần thiết, và tất nhiên là có mang lại kết quả. Từ thời điểm chuyển đổi, các tổ chức cũng như những người đầu tiên sử dụng các phần mềm tiên tiến đã có thể vượt qua những thay đổi quan trọng trong ngành sản xuất.

Số còn lại - những người đẩy nhanh việc triển khai các công nghệ 4.0 dựa trên nền tảng đám mây - cũng nhận thấy bản thân được trang bị đầy đủ hơn trong công cuộc đổi mới, tận dụng được các cơ hội phát triển ở những thị trường vi mô mới nổi và những thay đổi trong thái độ của khách hàng nhằm tạo ra lợi nhuận.

Đọc thêm: Các doanh nghiệp ứng dụng sớm Cách mạng Công Nghiệp 4.0 và những thành quả đạt được

Sản xuất thông minh: công cụ của thương mại 

Người tiêu dùng ngày nay đã quen với việc nắm bắt thông tin dễ dàng, họ muốn có trong tay dữ liệu và khả năng hiển thị theo thời gian thực.

Hãy lấy các dịch vụ gọi xe ngày nay làm ví dụ — người dùng hiện nay đã có thể đặt lịch hẹn giao hàng, đặt đồ ăn, cũng như lên trước kế hoạch di chuyển. Họ thậm chí còn có thể theo dõi quá trình của những dịch vụ này từ điện thoại một cách dễ dàng và có quyền đưa ra quyết định vào mỗi giai đoạn của lộ trình.

Các công nghệ của ngành Công nghiệp 4.0 cũng mang lại cho các nhà sản xuất một lời hứa hẹn tương tự. Với việc các doanh nghiệp đang tìm kiếm khả năng hiển thị tốt hơn đối với các hệ sinh thái đầu cuối, việc truy cập vào insight giá trị sản xuất theo thời gian thực sẽ trao quyền cho các lãnh đạo doanh nghiệp, giúp họ có cái nhìn bao quát về tài nguyên của mình ở mọi thời điểm.

Đọc thêm: Citrix xây dựng chuỗi cung ứng kỹ thuật số với hệ thống BI đám mây như thế nào?

Ví dụ, các cảm biến thông minh trên bao bì, các phương tiện vận chuyển và hệ thống lưu trữ hàng tồn kho sẽ cho phép các nhà sản xuất có được khả năng hiển thị theo thời gian thực, biết được khi nào nguyên liệu được cung cấp, các sản phẩm đang ở giai đoạn nào của quy trình sản xuất, cũng như thời gian chúng được vận chuyển và cập bến tại các hệ thống tải hàng hóa.

Các điểm kích hoạt của những cảm biến này còn có thể hỗ trợ tự động hóa, như lên kế hoạch hiệu chỉnh hoặc thay thế các bộ phận, định tuyến lại công việc, hoặc dừng dây chuyền sản xuất trong các trường hợp khẩn cấp. Sự chính xác của các công nghệ này còn giúp các nhà sản xuất điều chỉnh các hoạt động doanh nghiệp và thích nghi với bất kì thay đổi nào trong bối cảnh hiện nay — linh hoạt là một yếu tố cần thiết giữa một kỷ nguyên tràn ngập gián đoạn.

Bắt đầu hành trình chuyển đổi một cách tốt đẹp  

Với việc nhiều nhà sản xuất Asean đang nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi, nhiều doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra rằng hiện đại hóa các quy trình đã qua thử nghiệm và lâu đời là một việc nói thì dễ nhưng làm thì khó.

Nhiều doanh nghiệp trở thành nạn nhân của việc mãi chạy theo các công nghệ mới nhất, vĩ đại nhất trong vô thức mà không hề hiểu được những công cụ này có thể cung cấp cho doanh nghiệp những giá trị và những lợi tức đầu tư (ROI) gì. Việc chuyển đổi thành công không chỉ gói gọn trong mỗi việc số hóa, mà còn đòi hỏi các nhà sản xuất có cách tiếp cận toàn diện trong việc áp dụng công nghệ.

Đọc thêm: 3 vấn đề doanh nghiệp sản xuất cần quan tâm trước khi chuyển đổi số

Đầu tiên, các nhà sản xuất cần phải biết được họ đang ở đâu trên thang đo mức độ trưởng thành số (digital maturity), cũng như xem xét lại nhân lực, các quy trình và công nghệ của mình.

Tìm kiếm nhân sự tài năng thường là một khía cạnh bị bỏ qua trong các kế hoạch chuyển đổi lớn. Việc truy cập vào những công cụ và công nghệ trên sẽ chỉ là lý thuyết suông nếu không có một lực lượng lao động được trang bị để vận hành những hệ thống này.

Và vì đó, điều quan trọng là các nhà sản xuất cần xem xét lại lực lượng lao động và văn hóa của doanh nghiệp nhằm đảm bảo lực lượng này có khả năng hỗ trợ các chiến lược cũng như thực thi những điều cần thiết trong kỷ nguyên mới của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cũng cần phải xem xét lại hạ tầng IT hiện tại của mình và làm mới các thành phần hạ tầng cốt lõi nhằm đảm bảo đáp ứng được năng lực và những mô hình doanh nghiệp mới.

Lý tưởng là các doanh nghiệp nên khởi chạy hệ thống đầu cuối và các ứng dụng của mình trên một nền tảng kỹ thuật số chung có tích hợp các chức năng hiện đại, như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML), big data, ứng dụng di động và phân tích dự đoán. Điều quan trọng không kém là hỗ trợ khả năng siêu kết nối — giúp con người kết nối với các ứng dụng, thiết bị, dữ liệu, khách hàng và cả nhà cung cấp.

Bây giờ hoặc Không bao giờ 

Ngạn ngữ có câu: "Thời điểm tốt nhất để trồng một cái cây là 20 năm trước.Thời điểm tốt thứ hai chính là lúc này."  

Chúng ta đang ở vào phút chót, đây chính là cơ hội cuối để các nhà sản xuất ASEAN hành động. Thách thức thường tạo ra động lực; là cú đẩy đầu tiên trong hiệu ứng bánh đà. Nếu một khu vực muốn nắm giữ vị trí trung tâm sản xuất toàn cầu và sáng tạo ra những hoạt động mang lại giá trị cao, các doanh nghiệp trong khu vực đó cần phải trang bị ngay cho mình tính linh hoạt, tốc độ, và các phần mềm hiện đại, quy mô.

Tất cả những điều này kèm theo điều kiện phát triển hiếm có hiện nay, sẽ khiến các nhà sản xuất ASEAN trở nên khác biệt, giúp họ phát triển thịnh vượng trong kỉ nguyên doanh nghiệp mới.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề Digital Transformation? Đăng ký nhận tin từ TRG Blog hoặc tải ngay whitepaper bên dưới để có bước khởi đầu đúng đắn và chuyển đổi số thành công.

Digital Transformation - 7 bước để khởi đầu thành công

Chủ đề: Digital Transformation

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi