Trong giai đoạn hiện nay, để áp dụng thành công chuyển đổi số (digital transformation), doanh nghiệp sản xuất cần tìm ra đáp án cho 3 câu hỏi quan trọng sau.
1. Doanh nghiệp của tôi đã sẵn sàng để thay đổi sâu rộng hay chưa?
Thay đổi chỉ đến khi có yếu tố con người và văn hóa doanh nghiệp thích hợp. Chính những con người này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện thay đổi, và họ phải sẵn sàng và cam kết tham gia bất kỳ kế hoạch chuyển đổi nào.
Văn hóa tổ chức có thể quyết định thành bại của một dự án chuyển đổi số. Trong đó, quản trị thay đổi (change management) là một trong các thành tố quan trọng nhất. Doanh nghiệp nên hướng đến một nền văn hóa cởi mở, nơi mà nhân viên được cảm thấy như họ là một phần đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp.
Để làm được điều này, đội ngũ quản lý nên xây dựng một bầu không khí thoải mái để giúp nhân viên phát triển ý tưởng của mình. Tất cả thay đổi và chuyển hóa đều bắt đầu bằng một ý tưởng. Vậy nên điều quan trọng là mọi người cảm thấy có quyền để trao đổi và trình bày ý kiến của mình.
Đọc thêm: 3 bước cần thiết giúp cấp quản lý ứng phó với thay đổi
2. Chúng ta mong muốn đạt được điều gì?
Triển khai dự án chuyển đổi số thành công không phải là điều dễ dàng, và nếu doanh nghiệp không hiểu rõ mục tiêu của mình thì cơ hội thành công là rất thấp.
Các tổ chức cần phải đầu tư thêm thời gian và công sức để xác định được điều mình muốn đạt được khi chuyển đổi số là gì. Hãy tự đặt ra các câu hỏi như sau: Cần thay đổi những gì? Tại sao cần phải thay đổi? Tác động có thể xảy ra là gì?
Theo kinh nghiệm nhiều năm giúp doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trên toàn thế giới lên ý tưởng, thiết kế và thực hiện thay đổi số, TRG nhận thấy tất cả những ý tưởng này thường sẽ tập trung vào 4 mảng chính:
- Dịch vụ khách hàng
- Năng suất nhân viên
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Hiệu suất vận hành
Khách hàng
Doanh nghiệp cần đặt ra câu hỏi là mình có cần thay đổi mối liên hệ với khách hàng, cách giới thiệu đến họ sản phẩm mới, tăng chất lượng phục vụ hay là sử dụng dữ liệu để tạo nguồn doanh thu mới hay không.
Nhân lực
Doanh nghiệp cũng nên xem xét các giải pháp kỹ thuật số sẽ giúp cải thiện năng suất của lực lượng lao động như thế nào, cũng như cân nhắc việc trao thêm quyền cho cấp dưới và loại bỏ bớt các nút nghẽn cổ chai trong quy trình làm việc và ra quyết định.
Chuỗi cung ứng
Doanh nghiệp cần đánh giá xem mình có đang đơn giản và minh bạch hóa chuỗi cung ứng hay không?
Hiệu suất vận hành
Doanh nghiệp nên xem xét liệu có thể tiếp tục hợp lý hóa hơn nữa các quy trình hoạt động hay không; công nghệ có thể giúp tinh giản các quy trình này như thế nào.
Đọc thêm: Vì sao đa số dự án Digital Transformation thất bại?
3. Hệ thống của chúng ta đã tương thích và sẵn sàng cho việc chuyển đổi số chưa?
Trước khi bắt tay vào một dự án chuyển đổi số thì bản thân doanh nghiệp cũng cần đã phải có sẵn những giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp.
Lý tưởng nhất là doanh nghiệp đã có sẵn một hệ sinh thái các hệ thống nơi mọi người có thể truy cập công việc, dữ liệu và quy trình của mình mà không có rào cản, bất kỳ lúc nào và từ bất kỳ nơi nào. Thường thì việc cung cấp các giải pháp đám mây là cách tốt nhất.
Một điểm cộng khác là nếu các giải pháp được xây dựng đặc thù cho ngành nghề của doanh nghiệp với các tính năng chuyên biệt. Các giải pháp dùng chung cho nhiều ngành nghề sẽ cần phải trải qua quá trình tùy chỉnh lâu dài, tốn kém và nhiều rủi ro.
Lý tưởng hơn là các hệ thống và ứng dụng end-to-end của tổ chức phải chạy trên nền tảng kỹ thuật số chung, với khả năng tích hợp các công nghệ hiện đại nhất như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML), dữ liệu lớn, di động và phân tích dự đoán.
Hệ thống công nghệ thông tin của một tổ chức phải hỗ trợ khái niệm siêu kết nối - không chỉ kết nối các ứng dụng và khả năng kỹ thuật số mà còn kết nối mọi thứ: con người, ứng dụng, thiết bị, dữ liệu, khách hàng và nhà cung cấp của họ.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề Digital Transformation? Đăng ký nhận tin từ TRG Blog hoặc tải ngay whitepaper bên dưới để có bước khởi đầu đúng đắn và chuyển đổi số thành công.