Tư duy của một người được thể hiện qua cách họ xác định mục tiêu và những phản ứng của họ đối với mục tiêu trong cả công việc và cuộc sống cá nhân. Nói cách khác, tư duy đóng vai trò chính trong việc xác định một tính cách của một người.
Tư duy cũng phản ánh cách chúng ta tiếp nhận thành công và thất bại, nó xác định các phản ứng thuộc cảm xúc, nhận thức, hành vi và thần kinh của một người – những phản ứng liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm mà một người phải trải qua.
Tập trung nghiên cứu các khái niệm về tư duy của con người và tác động của nó đến cuộc sống của chúng ta, bà Carol Dweck - Giáo sư Tâm lý học của Đại học Stanford, đã quyết định tìm hiểu về động lực và các yếu tố dẫn đến thành công của con người.
Giáo sư Dweck đã tổng hợp những phát hiện của mình vào tựa sách nổi tiếng: “Mindset: The New Psychology of Success”, trong đó bà giải thích cách những khác biệt trong hành vi, hơn nữa là trong suy nghĩ và tư duy có thể tác động lên kết quả làm việc của chúng ta như thế nào.
Cũng trong cuốn sách này, giáo sư Dweck đã đặt ra hai thuật ngữ fixed mindset và growth mindset (Tư duy cầu tiến và Tư duy bảo thủ), chỉ ra rằng tư duy của một người có thể dẫn đến thành công và thành tựu trong tương lai của họ.
Đọc thêm: Thách thức thường gặp trong đào tạo & phát triển nhân viên
Nội dung
Fixed mindset và growth mindset là gì?
Để chứng minh rằng thói quen và niềm tin có tác động lên hành vi của con người, giáo sư Dweck đã thực hiện một thử nghiệm để tìm hiểu phản ứng của trẻ em khi đối mặt với thách thức và thất bại.
Đầu tiên, bà yêu cầu bọn trẻ giải một loạt các câu đố với độ khó tăng dần và quan sát phản ứng của chúng đối với vấn đề. Đáng ngạc nhiên là khi đối phó với một vấn đề không thể giải quyết được, những đứa trẻ này đã không bỏ cuộc hoặc chấp nhận thất bại. Bọn trẻ nghĩ rằng thông qua việc giải các câu đố khó này, chúng đang được học hỏi và thử thách - điều đã khởi tạo tư duy cầu tiến trong ý thức học tập của trẻ.
Mặc dù điều này có vẻ như là một vấn đề đơn giản, nhưng chúng ta không nên bỏ qua những tác động và khác biệt giữa các cá nhân sở hữu tư duy bảo thủ và tư duy cầu tiến đối với sự phát triển của họ.
Đọc thêm: Tối ưu hóa đào tạo và phát triển nhân viên trong kỷ nguyên số
Fixed mindset (tư duy bảo thủ)
Những người sở hữu fixed mindset tin rằng các khả năng, phẩm chất và đặc điểm của một người là cố định và không thể phát triển hơn nữa theo thời gian.
Những người có tư duy cố định tin rằng thành công của một người là kết quả của tài năng đơn thuần, không cần nỗ lực thêm nữa. Do đó, họ có xu hướng phấn đấu để thành công, tránh thất bại bằng mọi giá. Họ bảo thủ, cũng như miễn cưỡng để thay đổi và phát triển.
Một người có fixed mindset sẽ liên tục tìm cách chứng tỏ bản thân nhằm khẳng định trí thông minh vốn có của họ.
Growth mindset (tư duy cầu tiến)
Mặt khác, tư duy cầu tiến được định nghĩa qua niềm tin của một người rằng họ có thể học hỏi và cải thiện các khả năng và năng lực của họ thông qua sự nỗ lực và vượt qua thất bại.
Những người sở hữu growth mindset sẽ tiếp nhận thất bại và thách thức như những cơ hội để phát triển và trau dồi thêm phẩm chất và tài năng hiện có của họ. Họ luôn nỗ lực cải thiện bản thân, tự nhận thức được những điểm yếu và thiếu sót của mình, qua đó đón nhận những thách thức mới và đón nhận thất bại một cách tích cực.
Đọc thêm: 4 khác biệt cơ bản giữa đánh giá khả năng tư duy và kiểm tra IQ
Giáo sư Dweck đã thực hiện một thí nghiệm khác để chứng minh điều này: bà thử nghiệm với các học sinh bốn tuổi và để chúng lựa chọn giữa một câu đố dễ và một câu đố khó.
Rõ ràng, những đứa trẻ với tư duy bảo thủ đã chọn giải quyết câu đố dễ dàng hơn để chứng minh rằng chúng luôn đạt được thành công và khẳng định khả năng của chúng.
Trong khi đó, những đứa trẻ chọn giải quyết câu đố khó hơn là những đứa trẻ sở hữu tư duy cầu tiến. Đó là vì chúng xem việc này như một thử thách mà qua đó chúng có thể học hỏi và phát triển hơn nữa mặc dù việc thất bại là không thể tránh khỏi.
Niềm tin có thể có tác động đến thành công trong tương lai
Theo nghiên cứu của Carol Dweck, những người sở hữu growth mindset có khả năng thành công trong tương lai cao hơn những người sở hữu tư duy bảo thủ. Đó là bởi vì tư duy cầu tiến tạo động lực, sẵn sàng đối mặt với thử thách và tạo niềm tin rằng chúng ta luôn có thể đạt được những kết quả to lớn và ý nghĩa hơn.
Đọc thêm: 3 lưu ý về trí tuệ cảm xúc (EQ)
Niềm tin của một người, trong vô thức hoặc có ý thức, có thể thúc đẩy họ phát triển hơn nữa hoặc kìm hãm họ khỏi mọi sự tiến bộ và phát triển. Tuy nhiên, mặc dù những lợi ích mà tư duy cầu tiến có thể mang lại là rõ ràng và đáng kể, vậy thì tại sao phần lớn mọi người lại có xu hướng sở hữu tư duy bảo thủ nhiều hơn?
Thông thường, điều này bắt nguồn từ nỗi sợ phải thất bại và sự bất an. Khi đối phó với thất bại, những người có fixed mindset có xu hướng đổ lỗi cho người khác hoặc chỉ trích chính bản thân họ - điều cuối cùng sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực và ngăn cản các nỗ lực để phát triển hơn nữa.
Ngược lại, một người sở hữu tư duy cầu tiến hiểu rằng khi càng làm việc chăm chỉ và kiên trì hơn, cùng với quan điểm tích cực khi đối diện với khó khăn, họ sẽ càng đạt được thành công lớn hơn.
Đọc thêm: Tầm quan trọng của đánh giá psychometric assessment trong tuyển dụng
May mắn thay, hành vi của một người không phải là không thay đổi được, chỉ cần họ nhận thức được việc phát triển bản thân và quyết tâm thay đổi suy nghĩ của mình. Bắt đầu với những yếu tố đơn giản như: thay đổi các thói quen xấu, thay đổi cân nặng, sau đó chỉ tập trung vào quá trình thực hiện, không phải kết quả đạt được - vì đôi khi chìa khóa dẫn đến thành công chỉ là không từ bỏ khi gặp khó khăn và vượt qua nó.
Cụ thể hơn, hành vi của con người có thể thay đổi và cải thiện được, đơn giản bằng cách đặt ra mục tiêu và thực hiện chúng đúng theo kế hoạch đã đặt ra, luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu thay vì để cho tâm trí bạn bận rộn với kết quả cuối cùng.
Tự trung, tự nhận thức và tư duy học hỏi là những yếu tố giúp hình thành tư duy cầu tiến bởi chúng giúp cân bằng và giúp chúng ta hiểu rõ về điểm yếu của mình, từ đó tạo mong muốn phát triển để đạt được thành công trong tương lai.
Bạn đang gặp khó khăn trong việc đánh giá và nuôi dưỡng tu duy của đội ngũ nhân sự? Giải pháp Quản lý Nhân tài của TRG Talent giúp doanh nghiệm xác định ứng viên phù hợp, bố trí đúng vị trí và nuôi dưỡng tài năng. Hãy liên hệ đội ngũ của chúng tôi để được tư vấn chi tiết về giải pháp!