Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu qua về sự gia tăng nhu cầu áp dụng thấu hiểu kinh doanh (BI). Sẽ không hợp lý nếu doanh nghiệp đi thẳng vào việc triển khai Business Intelligence ngay lập tức mà không vạch ra một chiến lược rõ ràng trước đó. Bài viết này sẽ chỉ ra các nhân tố cần xem xét khi xây dựng một khuôn khổ chiến lược thông minh cho BI.
Chiến lược Business Intelligence là gì?
Bất kỳ chiến lược nào đều cần có một hệ thống mục tiêu chung, tương thích với tầm nhìn và chiến lược của công ty. Và chiến lược BI cũng không phải là ngoại lệ.
Để bắt đầu quản lý sự hiệu quả của dữ liệu dựa trên hệ thống mục tiêu chung, doanh nghiệp phải xác định chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) và các chỉ số giúp giám sát tiến trình trình hoạt động của tổ chức để đạt được mục tiêu.
Đọc thêm: Bạn đã biết về Nguồn gốc và Định nghĩa của Business Intelligence?
Những phương pháp đo lường như nguyên tắc 6 Sigma và Thẻ điểm cân bằng đóng vai trò quan trọng trong nhiều chiến lược quản lý hiệu suất, đem đến các phương thức thực hành tốt nhất và tư duy lãnh đạo.
"Nhưng các phương pháp và chỉ số hiệu suất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ việc có được các dữ liệu chính xác và kịp thời từ nhiều nguồn khác nhau, và được thể hiện ở một trạng thái mà người sử dụng có thể dễ dàng hiểu và phân tích." (Nghiên cứu từ Ventana, 2010).
Đây là lúc bạn cần đến Business Intelligence. Nó cũng chỉ ra đặc điểm đầu tiên của một chiến lược BI thông minh: các chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI) phải tương thích với mục tiêu của doanh nghiệp.
Đặc điểm của một chiến lược Business Intelligence (BI) thông minh
Một chiến lược thấu hiểu kinh doanh đúng đắn , theo như báo cáo của Aberdeen năm 2010, nên:
- Có các KPI phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
- Kết nối người ra quyết định với dữ liệu.
- Đem khả năng phân tích đến các nhiều bộ phận của doanh nghiệp.
- Hợp nhất/tập trung hoá dữ liệu của doanh nghiệp.
- Thúc đẩy sự hợp tác giữa bộ phận IT và kinh doanh.
Mỗi bộ phận của doanh nghiệp có các KPI cụ thể, do vậy việc thiết lập một chiến lược BI có các KPI phù hợp với mục tiêu của các phạm vi kinh doanh là rất quan trọng.
"Để quản lý hiệu suất một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần mở rộng năng lực Business Intelligence và nền tảng báo cáo để đảm bảo đó là nguồn cung cấp thông tin cho người dùng ở mọi phòng ban: sản xuất, kinh doanh, kế toán v.v...". Điều này có nghĩa là các tổ chức cần phải mở rộng việc ứng dụng BI cho toàn công ty của mình.
Infographic: 4 bước để quản lý dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả hơn
Một trong những vấn đề thường gặp phải khi quản lý dữ liệu là sự phức tạp và rời rạc của các nguồn dữ liệu.
Nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn quản lý thông tin bị phân tán ở nhiều nguồn khác nhau như file excel, hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản lý quan hệ khách hàng (CRM), hay kho dữ liệu (data warehouse).
Những công ty hàng đầu thường nắm được những dữ liệu nào là cần thiết, biết được thông tin đó ở đâu và cung cấp thông tin (ít nhất là ở trạng thái thô) đến những người ra quyết định cuối cùng.
Đọc thêm: Ứng dụng BI & phân tích dữ liệu cho ngành Sản Xuất tại Tesla
Những công ty hàng đầu cũng tiến hành hợp nhất và tập trung hóa việc quản lý dữ liệu, điều này giúp loại đi tính rời rạc vốn có trong hầu hết các cấu trúc dữ liệu, giúp việc lựa chọn dữ liệu và tạo ra thông tin có thể thấu hiểu từ dữ liệu đó.
Như bạn đã nhận thấy, để triển khai một chiến lược BI hợp lý, công nghệ đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, khi áp dụng BI, thường doanh nghiệp có khuynh hướng dựa dẫm quá nhiều vào bộ phận CNTT.
Theo như nghiên cứu của Aberdeen năm 2010, gần một nửa số người được hỏi cho rằng bộ phận CNTT đóng vai trò chính trong việc thực hiện những quyết định về Business Intelligence. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bộ phận CNTT và các phòng ban khác cùng hợp tác với nhau để đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững.
***
Đọc bài viết tiếp theo của chúng tôi để cùng tìm hiểu những yếu tố dẫn đến sự thành công của việc vận hành nền tảng thấu hiểu kinh doanh (BI).