<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Quy trình kế toán tại cơ sở y tế: Top 5 phương pháp hiệu quả nhất

Đăng bởi Rick Yvanovich

Find me on:
vào

Y tế cũng như các ngành nghề khác đang chứng kiến những cải tiến mang tính đột phá đối với công nghệ hằng ngày, điển hình như các hệ thống thông minh giúp tiêu chuẩn hóa hoạt động của mọi bộ phận từ chăm sóc khách hàng đến hành chính nhân sự, hay như mô hình thanh toán dựa trên giá trị giúp nhà cung cấp, khách hàng và bệnh nhân nhận được dịch vụ điều trị tốt nhất với chi phí thấp nhất có thể.

Đọc thêm: Phần mềm ERP cho ngành y tế - chăm sóc sức khỏe là gì?

Quy trình kế toán tại cơ sở y tế: Top 5 phương pháp hiệu quả nhất

Là một trong những chức năng kinh doanh cốt lõi, quy trình kế toán hiệu quả sẽ cho phép các cơ sở y tế duy trì hoạt động và tuân thủ mọi quy định bắt buộc hiện hành.  

Để đảm bảo mọi thành viên trong bộ phận kế toán làm việc hiệu quả cần một giải pháp cho phép tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại, từ đó họ có thể tập trung hơn vào các công việc quan trọng khác.

Dưới đây là một số phương pháp kế toán tốt nhất mà người quản lý của một cơ sở y tế nên cân nhắc.

Chiến lược hạch toán kế toán dành cho ngành y tế hiệu quả nhất

1. Đừng bỏ qua biểu đồ các tài khoản

Biểu đồ các tài khoản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cái nhìn tổng thể về thực trạng tài chính của công ty. Một biểu đồ tài khoản kế toán hữu dụng là nền tảng để có được một sổ cái chung chất lượng.

Không phải biểu đồ các tài khoản nào cũng giống nhau. Mức độ mở rộng và chi tiết của biểu đồ còn tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của bạn.

Đọc thêm: Sổ cái gộp mang lại lợi ích gì cho bộ phận kế toán?

Để xây dựng một biểu đồ các tài khoản hiệu quả hơn, bạn cần đảm bảo các tiêu chí sau:  

  • Tính nhất quán: kết quả trên biểu đồ tài khoản của bạn phải được thường xuyên so sánh theo thời gian. Điều quan trọng là phải chuẩn hóa và hạn chế tạo ra nhiều phiên bản biểu đồ các tài khoản để duy trì tính nhất quán và khả năng so sánh.
  • Tổ chức: thường xuyên xem xét danh sách tài khoản để loại bỏ các tài khoản không quan trọng, từ đó, duy trì số lượng để dễ quản lý hơn.

Dang ky nhan tin tu TRG Blog

2. Kế hoạch quản lý tốt các khoản phải thu

Kẹt dòng tiền xảy ra do nhiều nguyên do, chẳng hạn như bỏ lỡ cơ hội nhận đầu tư, quản lý kém, hoặc bệnh nhân thanh toán chậm. Bên cạnh đó còn có trường hợp công ty bảo hiểm chỉ hoàn trả một phần hoặc từ chối toàn bộ yêu cầu bồi thường.

Để đảm bảo cân bằng khoản phải thu, bạn cần tính đến các yếu tố quan trọng sau:  

  • Giảm tối đa nợ xấu: cố gắng thu gom các khoản thanh toán sớm nhất có thể. Bạn càng để lâu thì càng khó lấy lại tiền. Phân loại các khoản nợ xấu của bạn thành các mục khác nhau dựa theo mốc thời gian, từ đó tập trung giải quyết các khoản nợ mới nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất.
  • Tự động hóa hoạt động vận hành: sử dụng công nghệ tự động hóa để hỗ trợ nhân viên thu nợ nhiều nhất có thể như tự động gửi hóa đơn, thông báo và nhắc nhở. Tự động hóa cũng giúp loại bỏ sai sót do con người gây ra, cho phép nhân viên tập trung vào các công việc quan trọng hơn thay vì tốn công với những công việc mang tính thâm dụng lao động này
  • Xác định các mô hình theo dữ liệu thời gian thực: có thể bạn đã thu thập các khoản thanh toán rất hiệu quả, nhưng tỷ lệ các công ty bảo hiểm từ chối các yêu cầu bồi thường còn cao hơn. Hãy cập nhật dữ liệu của bạn theo thời gian thực và liên tục để tìm ra các mô hình hoặc xu hướng để phát hiện nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
  • Tập trung vào mã hóa: mã y tế chính xác có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian thay vì thu thập hay giải quyết các khiếu nại bị từ chối, đảm bảo mọi thứ đều phải có hóa đơn và được xử lý nhanh chóng.

3. Sắp xếp biên nhận ngăn nắp và thu thuế nhanh chóng

Ghi chép lại hóa đơn một cách dễ hiểu, chính xác và trọn vẹn sẽ giúp bạn nắm bắt tốt hơn các khoản thu và chi. Ngược lại, nếu không được ghi chép và cất giữ ngăn nắp thì đống biên nhận này có thể chiếm rất nhiều không gian và mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm.

Tận dụng các loại bìa lưu trữ hồ sơ để giữ mớ biên nhận cũng là một ý kiến không tồi, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn có cách để sắp xếp mọi thứ thật ngăn nắp và dễ tìm. Bạn cũng có thể chụp ảnh, scan biên nhận và lưu trữ một bản sao điện tử trên một nền tảng chung.

Đọc thêm: Những lợi ích của hóa đơn điện tử (e-invoicing)

Về thuế, có lẽ bạn rất muốn mặc kệ những vấn đề liên quan đến thuế cho đến phút cuối. Tuy nhiên, nếu càng chần chừ, bạn sẽ càng mắc nhiều lỗi. Hãy cố gắng nhanh chóng trả hết thuế tại các điểm bán hàng khi có thống kê về lương. Bạn sẽ không cần phải giải quyết các khoản thuế lớn trong một lần vào cuối năm cũng như không thanh toán tiền phạt trễ nãi nếu bạn không chần chừ.

4. Nắm bắt tình hình các khoản lời và lỗ

Báo cáo kết quả kinh doanh giúp bạn nhanh chóng phát hiện những sai biệt trong ghi chép, xác định những bộ phận nào tạo ra nhiều lợi nhuận nhất, có cái nhìn rộng hơn về mặt tài chính và dòng bệnh nhân, biết được bạn có thể tái đầu tư vào doanh nghiệp từ đâu.

Chúng ta đều biết báo cáo kết quả kinh doanh khi được xem xét cùng với bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho các nhà quản lý và những người đưa ra quyết định có một cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu suất tài chính hiện tại của doanh nghiệp.

Việc so sánh các báo cáo kết quả kinh doanh ở các thời kỳ khác nhau cũng rất quan trọng để có thể thật sự hiểu được tiến trình phát triển của doanh nghiệp. Những biến đổi trong lợi nhuận, chi phí hay lợi nhuận thuần theo thời gian có ý nghĩa hơn là những con số thực sự.

Một báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết và chính xác sẽ giúp doanh nghiệp dự báo và tạo ngân sách dễ dàng hơn, xác định những xu hướng, đặt ra định hướng cho tương lai và phát hiện những dấu hiệu sớm của vấn đề.

Đọc thêm: Kempinski nâng cao năng lực hệ thống báo cáo tài chính với Infor dEPM

5. Tận dụng những công nghệ tiên tiến nhất

Chúng ta rất may mắn khi sống trong một thế giới công nghệ tiên tiến và vô vàn giải pháp thông minh giúp doanh nghiệp xử lý hầu hết mọi vấn đề.

Trong số đó, công nghệ đám mây là một trong những lựa chọn phổ biến nhấ trong những năm gần đây. Áp dụng giải pháp đám mây không còn được xem là xa lạ nữa. Rất nhiều doanh nghiệp ngày nay mong muốn nhà cung cấp phần mềm cung cấp giải pháp đám mây để phục vụ nhu cầu của họ. Và ngành y tế cũng không ngoại lệ.

Các đơn vị y tế có thể tận dụng những lợi ích vô cùng lớn của giải pháp đám mây để nâng cao trải nghiệm của bệnh nhân, khiến quá trình vận hành trở nên trơn tru hơn và nâng cao kết quả kinh doanh sau thuế. 

Các hệ thống rời rạc và số lượng giao dịch khổng lồ không những làm tình hình thêm phức tạp mà còn khiến cho quá trình hợp nhất dự liệu tài chính khó khăn hơn bao giờ hết. Để giải quyết những góc khuất, doanh nghiệp y tế cần hợp nhất các hoạt động vào một nền tảng đám mây tập trung để đơn giản hóa quá trình thanh toán, cải thiện tốc độ làm việc nhưng vẫn tuân thủ các chính sách về luật và quy định của doanh nghiệp.

Bạn cần hỗ trợ tìm kiếm giải pháp quản lý tài chính hiệu quả hơn? Hãy liên hệ ngay với TRG!

Yêu cầu demo giải pháp quản lý tài chính

Chủ đề: Hiệu suất doanh nghiệp, Phần mềm tài chính kế toán

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi