Sau bao nhiêu thăng trầm, Toys-R-Us chính thức tuyên bố phá sản và đóng cửa những cửa hàng cuối cùng vào tháng 6 năm nay. Vào thời kỳ huy hoàng nhất, Toys-R-Us là nơi đem đến niềm vui cho vô vàn trẻ em và sự thành công của thương hiệu khiến không ít người phải ngưỡng mộ.
Khi một công ty có bề dày lịch sử phong phú như Toys-R-Us sụp đổ, không ai trong chúng ta không thắc mắc: Đâu là nguyên nhân dẫn đến cớ sự này? Liệu mọi chuyện có nghiêm trọng như vậy nếu họ hành động theo cách khác? Bài học rút ra ở đây là gì?
Đọc thêm: Tìm kiếm lãnh đạo tương lai với chương trình Quản trị viên tập sự
Bài học lãnh đạo từ Toys-R-Us
Không ít người đã tiên đoán trước sự thất bại của Toys-R-Us vì họ phải cạnh tranh với những “ông lớn” trong ngành bán lẻ như Amazon và Walmart. Người tiêu dùng lại cho rằng nếu doanh nghiệp chú tâm vào phát triển dòng sản phẩm đồ chơi riêng, hoặc họ chịu cải thiện trải nghiệm của khách hàng, có lẽ Toys-R-Us đã không phải buộc đóng cửa.
Nhưng nhìn chung, đa số đều đồng ý rằng Toys-R-Us nên chú trọng phát triển tài năng và lãnh đạo nội bộ, những người đang cống hiến cho doanh nghiệp thay vì thay thế những vị trí chủ chốt bằng nhân tài từ bên ngoài. Sau khi thay hàng loạt các giám đốc điều hành, một phần nguyên nhân dẫn đến thất bại của Toys-R-Us xuất phát từ chính bộ phận quản lý.
Hãy nhớ rằng, bạn hoàn toàn có thể phát triển và nuôi dưỡng lãnh đạo từ chính đội nhóm nhân viên hiện tại!
Đọc thêm: 3 năng lực lãnh đạo và quản lý thiết yếu trong kỷ nguyên số
Cải thiện nguồn nhân lực nội bộ
Nuôi dưỡng và phát triển đội ngũ lãnh đạo tiềm năng cho riêng doanh nghiệp bạn là hoàn toàn khả thi nếu bạn chú ý đến các yếu tố sau đây.
-
Xác định các tố chất tạo nên người lãnh đạo lý tưởng
Hồ sơ lãnh đạo là tập hợp mọi thông tin, mô tả về các tố chất và các kỹ năng hàng đầu mà một nhà lãnh đạo ưu tú cần sở hữu để hoàn thành vai trò của họ. Bộ hồ sơ này vừa là một danh mục giúp bạn kiểm tra, đối chiếu với ứng viên ứng tuyển, vừa giúp bạn đánh giá năng lực của đội ngũ lãnh đạo hiện tại, làm tiền đề để dự đoán và chuẩn bị các ứng viên tiềm năng đương đầu với vị trí mới trong tương lai.
Tuy nhiên, có một sự thật đáng ngạc nhiên rằng hơn 50% doanh nghiệp hoàn toàn không biết một hình mẫu lãnh đạo tiêu biểu cần những gì. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều cá nhân được đề cử thăng tiến là do:
(1) mức độ thâm niên của họ, và
(2) họ có hiệu suất cao nhất trong bộ phận của họ
Vấn đề của quyết định thăng tiến trên chính là bạn bỏ qua yếu tố quan trọng nhất một người lãnh đạo giỏi phải có: hành vi và khả năng thực tế của cá nhân để giúp họ hoàn thành trách nhiệm và mục tiêu.
Mặt khác, việc thuê bên ngoài vừa mạo hiểm vừa tốn kém vì những nhà lãnh đạo mới này cần một khoảng thời gian để làm quen với môi trường mới.
Đọc thêm: Tác động của khoa học hành vi đến các hoạt động của phòng nhân sự
-
Nuôi dưỡng ứng cử viên tiềm năng
Một khi bạn đã xác định được những tố chất và kỹ năng cần thiết để làm nên một lãnh đạo giỏi, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về khả năng hiện tại của các ứng viên tiềm năng, liệu tổ chức bạn đã có đủ những gì cần thiết để phát triển họ, mức độ gắn kết và kế hoạch nghề nghiệp của họ như thế nào.
Cách lập kế hoạch kế nhiệm truyền thống có thể không xác định được hết những khoảng cách năng lực. Để cạnh tranh trong môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay, doanh nghiệp nên kết hợp hoạch định kế nhiệm với một quy trình quản lý tài năng, chẳng hạn như quản lý hiệu suất hoặc phát triển lãnh đạo, để tăng thêm giá trị và chất lượng của nhân tài trong toàn tổ chức.
Đọc thêm: Lập Kế Hoạch Kế Nhiệm Tích Hợp với Đánh Giá Hiệu Suất Liên Tục
-
Tư duy cấp tiến
Mỗi giám đốc điều hành mới của Toys-R-Us đều mong muốn thay đổi. Tuy nhiên, những thay đổi này diễn ra quá thường xuyên, đột ngột, chưa kể đến toàn bộ những quản lý cấp cao này lại là “người ngoài” khiến một bộ phận không nhỏ nhân viên của Toys-R-Us chán nản.
Khi bạn tuyển dụng một nhân viên mới, họ sẽ không chỉ ở yên một vị trí cho đến suốt đời. Mỗi một vị trí đều nhằm phục vụ một mục đích riêng và tất cả đều xứng đáng nhận được cơ hội thăng tiến và được trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết để tiến xa hơn.
Hãy luôn thẳng thắn và quan tâm đến con đường phát triển sự nghiệp của cá nhân. Một tư duy cấp tiến cần được thể hiện qua cả văn hóa doanh nghiệp nhằm khích lệ, truyền cảm hứng và tạo điều kiện để nhân viên của bạn gắn kết hơn với doanh nghiệp.
Một cách tốt hơn để tránh phạm sai lầm khi thiết lập chương trình phát triển lãnh đạo, tối ưu hóa chiến lược đào tạo nhân tài cũng như duy trì gắn kết của các HiPos chính là thấu hiểu nhu cầu của từng nhân viên. Giải pháp Quản lý Tài năng của TRG Talent có thể giúp bạn làm điều đó.
TRG Talent cung cấp một loạt các bài đánh giá tâm lý (psychometric assessment) giúp doanh nghiệp hiểu được xu hướng hành vi của một cá nhân. Kết quả từ những bài đánh giá có thể dùng để xác định mức độ phù hợp của một cá nhân đối với một vị trí nhất định, đồng thời giúp chuẩn bị kế hoạch đào tạo và phát triển phù hợp để họ phát huy tối đa tiềm năng.
Còn chờ gì nữa, hãy yêu cầu một buổi demo Giải pháp Quản lý Tài năng ngay hôm nay!