Những giai đoạn biến động thường đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp – đặc biệt là cho các quản lý trực tiếp, những người cần thực hiện thay đổi thông qua nhân viên của mình và phải làm được nhiều hơn trong điều kiện làm việc kém hơn. Có một thực tế trớ trêu là các quản lý thường dễ gục ngã dưới áp lực nhất trong những thời điểm mà doanh nghiệp cần họ thực hiện công việc với hiệu quả tốt nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn sớm nhận ra những dấu hiệu ban đầu của những cách quản lý sai lầm.
Quản lý yếu kém và thiếu sự lãnh đạo có thể cản trở doanh nghiệp của bạn đạt được mục tiêu. Một khảo sát gần đây của Gallup trên hơn một triệu nhân viên tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng nguyên nhân phổ biến nhất khiến một nhân viên rời khỏi công ty họ chính là cấp trên trực tiếp của họ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng những nhóm được quản lý kém có năng suất trung bình ít hơn 50% lợi nhuận ít hơn 44% so với những nhóm được quản lý tốt.
Đọc thêm: Bài học về lãnh đạo từ sự thất bại của Toys-R-Us
Duy trì một lực lượng những người quản lý có hiệu quả cao, và nhìn thấy được những dấu hiệu cảnh báo có thể giúp những quản lý của bạn tránh được những yếu tố dẫn đến thất bại:
- Kỹ năng giao tiếp kém
- Thiếu sót trong kỹ năng lãnh đạo
- Không chấp nhận thay đổi
- Không đủ khả năng mang lại kết quả như kỳ vọng
- Không có tầm nhìn xa
Đọc thêm: 7 đặc điểm nhận dạng một lãnh đạo hiệu quả cao (P.1)
Năm Yếu Tố Dẫn Đến Thất Bại Trong Quản Lý & Cách Phòng Ngừa
Khi người quản lý giữ vị trí càng cao trong doanh nghiệp, họ càng có nhiều khả năng phát triển những “điểm mù” làm gia tăng rủi ro thất bại. Dưới đây là tóm tắt của Năm Yếu Tố Dẫn Đến Thất Bại Trong Quản Lý & Cách Phòng Ngừa:
1. Kỹ năng giao tiếp kém
- Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của mâu thuẫn
- Tìm hiểu phong cách lãnh đạo và động lực làm việc của người quản lý
- Giúp người quản lý hiểu rõ phong cách quản lý và giao tiếp của bản thân
2. Thiếu sót trong kỹ năng lãnh đạo
- Làm rõ với người quản lý vai trò và mục tiêu của nhóm
- Giúp người quản lý tìm hiểu về nhân viên
- Giúp người quản lý hiểu rõ phong cách lãnh đạo và động lực làm việc của bản thân
- Cung cấp phản hồi từ nhiều nguồn
3. Không chấp nhận thay đổi
- Tìm hiểu mong muốn thay đổi của người quản lý
- Giúp người quản lý hiểu rõ thái độ phản đối của mình với thay đổi
- Đảm bảo rằng người quản lý tập trung vào những mục tiêu mới
4. Không đủ khả năng mang lại kết quả như kỳ vọng
- Làm rõ kết quả và mục tiêu mong muốn
- Tìm hiểu kỹ về người quản lý
- Kiểm tra để xác nhận kỳ vọng của bạn
5. Không có tầm nhìn xa
- Xác nhận và làm rõ
- Đưa người quản lý vào các nhóm dự án gồm những người từ các bộ phận khác nhau
- Đề ra ít nhất một mục tiêu cần đến sự tham gia của người ở bộ phận khác
- Kiểm tra sự tiến bộ của người quản lý
Đọc thêm: 3 năng lực lãnh đạo và quản lý thiết yếu trong kỷ nguyên số
Cách tốt nhất để đánh giá hiệu quả quản lý và lãnh đạo của những người quản lý trong tổ chức là thu thập những phản hồi từ những người xung quanh họ - cấp trên, đồng cấp, và cấp dưới trực tiếp. Phương pháp thu thập ý kiến từ nhiều nguồn như thế này rất hữu ích bởi vì nó cung cấp một cách đánh giá trung thực về người quản lý và biểu hiện của họ qua con mắt của nhiều đối tượng khác nhau.
Từ trước đến nay, cấp trên hay gặp gỡ với cấp dưới trực tiếp trong văn phòng để trao đổi về biểu hiện công việc. Phương pháp phản hồi từ đồng cấp cho những đồng nghiệp của người quản lý cơ hội để đưa ra nhận xét về người đó với sự bảo mật và trung thực tuyệt đối. Dựa trên những phản hồi này, những nhân viên và quản lý có thể so sánh ý kiến của những người khác với quan điểm của họ, nhận ra những điểm tích cực, và xác định được những điểm cần cải thiện và phát triển.
Đọc thêm: Phương pháp Lãnh đạo Hợp tác – Xu hướng quản lý nhân sự mới?
Những thông tin mà nhân viên và quản lý nhận được từ phương pháp phản hồi của các đồng nghiệp sẽ giúp họ nhìn thấy bản thân mình qua con mắt của người khác cũng như cho phép nhìn nhận một cách nghiêm túc hành vi của bản thân và những ảnh hưởng của nó. Họ có thể sẽ nhận được những ý kiến mà trước đây có thể họ không nhận thức được.
Một cách hay khác để phát triển những người quản lý hiệu quả trong doanh nghiệp là thách thức guồng máy hoạt động của tổ chức. Doanh nghiệp thường phải trải qua những thay đổi trong toàn bộ chiến lược, cách thức làm việc cũng như chiến lược điều hành.
Khi một doanh nghiệp phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, những nhân viên và lãnh đạo của nó cần phải thích nghi được với những thay đổi để họ cũng có thể phát triển cùng với doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao chủ đề về sự phân tích bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp lại trở thành một phần quan trọng trong các doanh nghiệp ngày nay.