Theo báo cáo “2016 Lodging Technology Study’’ của Hospitality Technology, 62% quản lý khách sạn được khảo sát cho biết họ đang ứng dụng các công cụ BI (business intelligence) và 16% còn lại dự định triển khai công nghệ này trong 18 tháng tới. Với các công cụ BI, nhà quản trị dễ dàng đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động cũng như ra quyết định trên mọi cấp độ quản trị. Song cụ thể thì BI giúp các khách sạn nâng cao lợi thế cạnh tranh như thế nào?
5 cách đổi mới doanh nghiệp nhà hàng khách sạn với Business Intelligence
Không khó để giải thích cho xu hướng ứng dụng business intelligence trong ngành khách sạn. Một nghiên cứu vào năm 2014 của hãng tư vấn Nucleus Research chỉ ra rằng doanh nghiệp có thể thu về đến $13.01 cho mỗi $1 bỏ ra khi đầu tư vào các giải pháp intelligence và analytics.
Theo báo cáo Global Hospitality Insights năm 2015 của EY thì: ‘’Các khách sạn hàng đầu đang tận dụng các thành tựu công nghệ analytics và trí tuệ nhân tạo (AI) để gia tăng lượng book phòng online, cải thiện lợi nhuận thu về từ hoạt động quảng cáo (ROAS), thấu hiểu nhu cầu của khách song song với vun đắp quan hệ khách hàng.’’
Mặc dù vậy, có thể nói con đường phía trước còn rất dài. ‘’Đa số các doanh nghiệp dù lớn dù nhỏ đều chưa tận dụng tối đa được tiềm năng của các công cụ này,’’ ông Bernard Ellis, phó chủ tịch Bộ phận Chiến lược tại Infor Hospitality cho hay.
Sau đây là 5 chiến lược giúp các khách sạn tối ưu hiệu quả đầu tư vào các giải pháp BI.
Đọc thêm: Vì sao ngày cành nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Business Intelligence?
1. Kết hợp dữ liệu dự báo cuốn chiếu vào nền tảng BI/analytics
Một trong số các tính năng hấp dẫn người dùng của BI là cho phép doanh nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động trong các giai đoạn kinh doanh trước, nhưng thường thì chức năng này lại không đóng góp được gì nhiều; bởi lẽ khi người dùng có thể xem xét và đánh giá hiệu quả thì đã quá trễ để họ có thể làm bất cứ điều gì khác ngoài cố gắng xử lý các vấn đề nếu có.
Do đó, nắm bắt và tận dụng các dự báo kinh doanh bằng công cụ BI được cho là phương hướng tối ưu giúp nhà quản trị cải thiện độ chính xác của khả năng phân tích dự báo và độ tin cậy của khả năng ra quyết định.
Đọc thêm: Grab ứng dụng Business Intelligence trong “siêu bản địa hóa” ứng dụng đặt xe như thế nào?
Mặc dù vậy, quy trình dự báo truyền thống thường đòi hỏi sự nhất trí và chấp thuận của cả một đội ngũ, điều này chắc chắn sẽ làm tiến độ bị đình trệ. Không sớm thì muộn, người trong cuộc sẽ dần chán nản và mất hứng thú với dự án. Dữ liệu dự báo cần phải kịp thời và chính xác thì mới có thể mang lại giá trị thiết thực.
Đối với mọi doanh nghiệp Nhà hàng – Khách sạn mà nói, hệ thống quản lý nguồn doanh thu có chức năng liên tục dự báo và tái dự báo tình hình kinh doanh ít nhất một lần mỗi ngày, hoạt động này còn được đảm bảo bởi sự can thiệp kịp thời của bộ phận điều hành. Doanh nghiệp có thể tận dụng các dự báo gối đầu này để đảm bảo hướng đi đúng đắn nhằm sớm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Muốn tích hợp thành công luồng dữ liệu này vào công cụ BI đòi hỏi một bộ giải pháp analytics với các công cụ tích hợp mạnh mẽ để có thể xử lý nguồn thông tin khổng lồ này đồng thời duy trì quá trình sao lưu dữ liệu tạm thời, góp phần xây dựng một phiên bản đồng nhất với nhịp độ ổn định. Điều này cho phép người dùng trong phạm vi toàn tổ chức truy cập nguồn dữ kiện quan trọng hỗ trợ quá trình ra quyết định trong hoạt động hằng ngày.
Đọc thêm: Data Lake là gì? Phân biệt Data Warehouse và Data Lake
Trong quá trình triển khai giải pháp Quản lý hiệu suất doanh nghiệp (d/EPM) trên 73 khách sạn 5 sao của mình tại 31 quốc gia khác nhau, Kempinski – tập đoàn khách sạn cao cấp lâu đời nhất Châu Âu, đã sử dụng Infor ION. Đây là một phần mềm middleware với dung lượng nhẹ được phát triển bởi Infor, được Kempinski ứng dụng nhằm tích hợp với các hệ thống tài chính của khách sạn cùng với Infor EzRMS và một hệ thống khác bên thứ ba.
Kết quả mà họ nhận được là các dự báo quản trị nguồn doanh thu và các dữ liệu từ các bộ phận khác như bộ phận tài chính, điều hành, đặt phòng, quản lý nhu cầu khách hàng và quản lý uy tín, đều được tự động gửi đến d/EPM, giúp họ loại bỏ quy trình hợp nhất dữ liệu truyền thống và thủ công chỉ được tiến hành một lần mỗi tháng. Tầm nhìn chiến lược của Kempinski đã được cải thiện với nguồn dữ liệu được cập nhật liên tục, nâng cao khả năng ra quyết định của các thành viên trong tổ chức.
Đọc thêm: Kempinski nâng cao năng lực hệ thống báo cáo tài chính với Infor d/EPM
‘’Các ngành dịch vụ mang tính tương tác cao với khách hàng phải hiểu rõ rằng insight khách hàng chính là vũ khí quan trọng nhất để tồn tại trong cuộc chiến tương quan.’’
GAURAV PANT, Chuyên viên nghiên cứu & Phân tích, Trung tâm Nghiên cứu EKN
2. Bài trừ những ‘’góc tối’’ của dữ liệu
Không khó để nhận ra rằng những bộ giải pháp công nghệ hỗ trợ hoạt động điều hành Nhà hàng – Khách sạn thường phức tạp và không ổn định. Dẫn đến tình trạng không ít lần bảng dashboard bỏ sót dữ liệu quản lý spa hay hệ thống bán vé trực tuyến, nhất là khi những hoạt động này được bổ sung khi bộ giải pháp chỉ mới được thiết lập. Các sự cố trong quá trình tích hợp cũng có thể gây cản trở tiến độ, một ví dụ điển hình là khi cấu trúc dữ liệu nội bộ không tương thích với bên thứ ba nhưng bộ phận IT không thể giải quyết do thiếu thời gian.
Đọc thêm: Giới thiệu sơ lược về quản lý dữ liệu và dân chủ hóa dữ liệu
Một vấn đề thường gặp khác liên quan đến các hệ thống được tích hợp sẵn vào bộ giải pháp BI là tần suất cập nhật dữ liệu không đồng nhất với nhu cầu người dùng. Ví dụ trong trường hợp khách đến theo tour/đoàn nhưng thông tin bên bộ phận đặt phòng được cập nhật quá trễ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ phận có trách nhiệm thu mua và tạo đơn hàng hay bộ phận giám sát có chức năng điều động nhân viên.
Tất cả những vấn đề kể trên đều ngăn cản các nhà điều hành đến với mục tiêu hoàn thiện bức tranh doanh nghiệp.
Nhóm nghiên cứu Info-Tech cho biết các nguồn dữ liệu trực thuộc ngành Nhà hàng - Khách sạn vẫn còn rất phân tán, họ cũng khuyến nghị ‘’các doanh nghiệp nên xem xét đánh giá danh mục đầu tư ứng dụng trước khi tích hợp các nguồn dữ liệu và thông tin để có thể nâng cao chất lượng các quyết định cấp doanh nghiệp, từ đó cải thiện khả năng vận hành và sử dụng BI’’, theo Cảnh quan doanh nhân: Business Intelligence cho Công nghệ Gaming, Nhà hàng – Khách sạn và Dịch vụ Giải trí năm 2015.
Do thiếu một góc nhìn doanh nghiệp toàn diện, các nhà quản trị và nhân viên cấp dưới không có một cơ sở vững chắc để ra quyết định. Một công cụ BI linh hoạt với khả năng tích hợp mạnh mẽ mang đến cho các nhà điều hành một bức tranh đa chiều và chính xác về các hoạt động kinh doanh, từ đó hỗ trợ ra quyết định quản trị.
Về Infor
Là một trong 2 nhà cung cấp giải pháp chuyên biệt cho mảng Nhà hàng – Khách sạn, Infor được công nhận là nhà cung cấp các gói phần mềm toàn diện các ứng dụng điều hành và ứng dụng tài chính, hỗ trợ triển khai trên nền tảng đám mây và cả hệ thống nội bộ. Được tin dùng bởi hơn 20,000 đối tác tại hơn 100 quốc gia khác nhau, các giải pháp Infor đồng hành cùng doanh nghiệp Nhà hàng – Khách sạn trên tiến trình số hóa.
Đọc tiếp Phần 2 và Phần 3 của loạt bài về Business Intelligence cho ngành khách sạn.