Phát triển doanh nghiệp chính là dựa vào yếu tố niềm tin trong giá trị của con người. Chính vì thế để đáp lại niềm tin nhân viên đặt vào bạn, bạn cũng cần tin tưởng họ. Sức mạnh niềm tin ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc nhân viên của bạn.
Bài viết mới nhất
Huy Tran
Recent Blog Posts
[INFOGRAPHIC] Sức mạnh niềm tin
Đăng bởi Huy Tran vào Mon, Oct 17, 2016
Chủ đề: Quản lý nhân tài
Mô hình hoạch định kế nhiệm và những câu hỏi thường gặp
Đăng bởi Huy Tran vào Wed, Oct 5, 2016
Hoạch định kế nhiệm (HĐKN) hay quá trình xác định và phát triển nhân tài từ nội bộ để kế thừa những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp sau này, đóng vai trò trọng yếu trong hoạt động của các tổ chức. Khi có nhu cầu tuyển dụng, những ứng viên bên ngoài là một lựa chọn thường thấy, nhưng tuyển chọn từ nội bộ được xem là hướng đi ít rủi ro hơn. Thế nhưng, vẫn còn nhiều doanh nghiệp không có kế hoạch triển khai để tuyển chọn người kế nhiệm, thậm chí, dù họ có kế hoạch đi chăng nữa, cũng rất khó có thể vận hành hiệu quả.
Chủ đề: Quản lý nhân tài
5 lý do bạn nên thực hiện hoạch định kế nhiệm
Đăng bởi Huy Tran vào Tue, Oct 4, 2016
Tháng 9 năm 2016, phiên bản iPhone 7 cuối cùng cũng được Apple cho ra mắt sau biết bao chờ đợi từ các tín đồ smartphone. Nhưng Apple thì có liên quan gì đến chủ đề hoạch định kế nhiệm? Đây hoàn toàn không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên. Năm 2011, cuộc chuyển giao quyền lực chiếc ghế CEO của Apple giữa Steve Jobs và Tim Cook đã làm tốn rất nhiều giấy mực của báo giới. Từ nhiều năm trước đó, Steve Jobs đã thực hiện một kế hoạch kế nhiệm toàn diện, chuẩn bị kỹ lưỡng cho Cook tiếp quản tập đoàn tâm huyết của mình. Và cho dù hiện tại phải hứng chịu nhiều chỉ trích về định hướng khác biệt so với Steve Jobs, Tim Cook vẫn đang khiến công chúng dõi theo chặt chẽ từng bước đi của Apple.
Chủ đề: Quản lý nhân tài
Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo lạc quan?
Đăng bởi Huy Tran vào Thu, Sep 22, 2016
Giả sử trước mặt bạn là một chai nước có thể tích 1 lít, chỉ được đổ đầy khoảng 500ml. Bạn sẽ điền cụm từ nào vào câu sau “Chai nước đang…”?
- Đầy một nửa
- Vơi một nửa
Đây là câu hỏi tiêu biểu để đánh giá xu hướng hành vi của một cá nhân. Nếu chọn A, bạn có xu hướng là người lạc quan. Chọn B, bạn nghiêng về phía bi quan hơn. Vẫn còn rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc liệu lạc quan hay bi quan mới phù hợp với một nhà lãnh đạo. Câu trả lời hợp lý nhất có lẽ là “sự kết hợp hài hoà giữa cả hai”. Các nhà lãnh đạo phải nghiêm khắc khi cần đánh giá chất lượng một kế hoạch hay hiệu suất làm việc của nhân viên, nhưng họ nên là những nhà lãnh đạo lạc quan để giúp nâng cao tinh thần và tâm trạng của nhân viên.
Chủ đề: Quản lý nhân tài
“Tôi sẽ nhận được gì từ việc này?” (WIIFM)
Đăng bởi Huy Tran vào Wed, Sep 7, 2016
Nếu được yêu cầu làm việc gì đó, phản ứng đầu tiên của bạn sẽ như thế nào? Có lẽ bạn sẽ vô thức tự hỏi “Tại sao tôi phải làm việc này?” Nói cách khác, bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho WIIFM – “What’s in it for me?” (Tôi sẽ nhận được gì từ việc này?) – là những lợi ích bạn sẽ nhận được nếu bạn chấp nhận thực hiện yêu cầu nhất định. Nhưng WIIFM có liên quan gì đến việc trở thành một nhà lãnh đạo giỏi?
Chủ đề: Quản lý nhân tài
"Gia vị" nào làm nên công thức thành công?
Đăng bởi Huy Tran vào Tue, Aug 30, 2016
Với IQ (Intelligence Quotient) người ta tuyển dụng bạn, với EQ (Emotional Intelligence Quotient) người ta đề bạt bạn.
Ai trong số chúng ta cũng từng rất ngưỡng mộ những “thiên tài” cùng lớp thời còn đi học. Những bạn học ấy chẳng những nhận được nhiều lời khen từ thầy cô, mà còn sự hâm mộ từ bạn đồng trang lứa. Cuộc sống của những “thiên tài” thật tuyệt vời biết bao, từ nhỏ đã học giỏi, lớn lên sẽ có một công việc mơ ước, với nguồn thu nhập đáng ngưỡng mộ. Chắc hẳn mọi người đều có cùng một suy nghĩ khi thấy những “thiên tài” trong suốt quãng thời gian đi học, rằng họ chắc chắn sẽ thành công.
Chủ đề: Quản lý nhân tài
6 yếu tố làm nên một quản lý giỏi ở Việt Nam và trên thế giới
Đăng bởi Huy Tran vào Thu, Aug 18, 2016
Tiếp nối bài viết “3 kỹ năng tốt nhất và kém nhất của quản lý người Việt” kỳ trước, bài viết lần này TRG Talent sẽ chỉ ra đối với một nhà quản lý xuất sắc những kỹ năng lãnh đạo nào là cần thiết nhất. Những kỹ năng này sẽ được chia làm hai nhóm, một nhóm dựa theo ý kiến của các quản lý quốc tế, nhóm còn lại dựa theo ý kiến của các quản lý người Việt.
Chủ đề: Quản lý nhân tài
3 kỹ năng tốt nhất và kém nhất của quản lý người Việt
Đăng bởi Huy Tran vào Tue, Aug 16, 2016
Năng lực của quản lý người Việt đang ở mức nào trên thang năng lực quản lý toàn cầu? Những điểm mạnh và điểm yếu của họ so với các đồng nghiệp quốc tế là gì? Câu trả lời cho những câu hỏi trên là một phần trong khảo sát năng lực của các vị trí quản lý người Việt 2016 do TRG Talent thực hiện.
Chủ đề: Quản lý nhân tài
Bạn có đang hiểu sai khái niệm "Phát triển Lãnh đạo"?
Đăng bởi Huy Tran vào Fri, Aug 12, 2016
Việc những lớp nhân viên trẻ dần thay thế những thế hệ đi trước trong cơ cấu thị trường lao động đã tạo nên một sự chuyển tiếp lớn ở doanh nghiệp. Từ đó sản sinh ra nhu cầu cấp bách thúc đẩy sự phát triển của những nhân viên tiềm năng, nhằm kế nhiệm các vị trí lãnh đạo sau khi lớp lãnh đạo trước nghỉ hưu. Phát triển lãnh đạo chắc chắn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp hiện nay, nhưng liệu có thể được giải quyết chỉ bằng một cái búng tay hay không?
Đọc thêm: 10 lời khuyên cho những lãnh đạo mới
Chủ đề: Quản lý nhân tài
7 lý do bạn nên quan tâm đến EQ khi tuyển dụng
Đăng bởi Huy Tran vào Wed, Aug 3, 2016
Nếu như EQ (chỉ số thông minh cảm xúc) vẫn còn lạ lẫm đối với bạn, định nghĩa của nó đơn giản chính là chỉ số thông minh cảm xúc của riêng mỗi người, thể hiện ở mức độ bạn kiểm soát cảm xúc bản thân và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Trong cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc là gì? (What is Emotional Intelligence)”, tác giả Bressert đã đưa ra một kết quả nghiên cứu khá thú vị “Chỉ với IQ (chỉ số thông minh) thì không đủ, mà phải có thêm EQ. Thực tế cho thấy, nhiều nhà tâm lý học đều nhất trí trong công thức làm nên thành công, IQ chỉ chiếm 10% (cao nhất là 25%), còn lại đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có cả EQ.”
Chủ đề: Quản lý nhân tài
Sự kiện sắp tới: