Đã có rất nhiều tổ chức đã thành công trong việc đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai tài năng thông qua các chương trình Quản trị viên Tập sự (Management Trainee program, MT) của họ. Các chương trình đem đến vô vàn lợi ích không chỉ cho các quản trị viên (trainee) mà còn có những tác động tích cực đối với tổ chức. Những quản trị viên được đào tạo bài bản này chắc chắn sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh.
Chúng ta có thể học hỏi gì từ những chương trình Quản trị viên Tập sự từ các thương hiệu quốc tế?
Hãy nhìn qua những ví dụ từ CIMB, Coca-Cola và Amazon và tại sao chương trình đào tạo của họ lại thành công đến thế.
Đào tạo Quản lý Vận hành tập sự (Amazon)
Chúng ta đều biết rằng Amazon là một trong những nhà bán lẻ và là nhà cung cấp dịch vụ Cloud hàng đầu. Để giữ vững thế thượng phong, nhân viên của họ phải là những người có hiệu suất cao, có khả năng xử lý các hoạt động kinh doanh đầy áp lực mà doanh nghiệp luôn phải đối mặt hằng ngày.
Chương trình MT của Amazon kết hợp với các yếu tố thường ngày để thúc đẩy các nhân viên tập sự phát triển các kỹ năng thực hành và kỹ thuật dưới các áp lực.
Đồng ý tham dự chương trình là đồng nghĩa với việc các thành viên tập sự phải luôn trong tư thế sẵn sàng để xứ lý bất kỳ nhiệm vụ nào được giao. Họ sẽ có cơ hội làm việc với thị trường bán lẻ lớn nhất hiện nay là Trung Quốc.
Cùng với trải nghiệm thực tế, các quản trị tập sự này còn được đào tạo nhiều kĩ năng để trở thành một lãnh đạo toàn diện trong tương lai. Chương trình đào tạo bao gồm quản lý tinh gọn, lý thuyết 6 Sigma và các nguyên tắc hoạt động.
Tuy khắc nghiệt, nhiều áp lực, thử thách cũng như giờ làm việc kéo dài nhưng Amazon tin rằng nếu nhân viên tập sự có thể hoàn thành xuất sắc chương trình đồng nghĩa với việc họ là cá nhân ưu tú nhất và sáng giá nhất; họ có thể bình tĩnh và sáng tạo để đối phó bất cứ thách thức nào.
Đọc thêm: So sánh Chiến lược bán lẻ thành công của Starbucks, Amazon và Zara
Chương trình Quản lý Tài chính toàn diện (CIMB)
Chương trình của CIMB cho phép các tập sự sinh chọn một trong ba chuyên môn: ngân hàng tiêu dùng, ngân hàng đầu tư hay quản lý tài sản. Sau khi chọn chuyên môn mà mình muốn theo đuổi, quy trình đào tạo của CIMB được chia thành 3 giai đoạn.
Ở giai đoạn đầu, quản trị viên tập sự sẽ được học về các sản phẩm cũng như dịch vụ đa dạng của CIMB thông qua các bài học thực tế và lý thuyết. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp các nhân viên tập sự làm quen với các vận hành của ngành ngân hàng và tài chính.
Giai đoạn tiếp theo của chương trình kéo dài 10 tháng, trong khoảng thời gan đó các bạn trẻ sẽ được tạo điều kiện luân chuyển công việc giữa các phòng ban nhằm đánh giá điểm mạnh và yếu của từng bộ phận.
Trong giai đoạn cuối, CIMB sử dụng sự đánh giá từ các phòng ban trong giai đoạn hai để xác định chức năng phù hợp nhất cho các nhân viên tập sự và họ sẽ tiếp tục được đào tại tại đó.
Thông qua chương trình, CIMB mong muốn trang bị cho các thành viên tham gia không chỉ kiến thức về ngành tài chính và ngân hàng mà còn cả các ký năng mềm cần thiết cho họ để lãnh đạo và dẫn dắt thành công.
Đọc thêm: 3 tính năng chính của mọi phần mềm quản lý tài chính
Chương trình Tìm kiếm Nhân tài (Coca-Cola)
Chương trình quản trị viên tập sự của Coca-Cola kéo dài 3 năm với mục đích trang bị cho các bạn trẻ tham gia các kiến thức và kĩ năng toàn diện về Sales và Marketing, Tài chính, chuỗi cung ứng và một số chức năng khác. Chương trình thu hút rất nhiều đơn ứng tuyển mỗi năm vì tuy là vị trí tập sự nhưng họ được giao nhiệm vụ và trách nhiệm thực sự.
Chương trình tập sự của Coca-Cola đã có mặt tại 28 quốc gia, các nhân viên tập sự sẽ được trải ngiệm làm việc trong môi trường quốc tế, năng động, trẻ trung. Bên cạnh các cơ hội được xoay vòng công việc thường xuyên, chương trình còn chắp cánh phát triển của nhân viên tập sự bằng cách vạch ra con đường phát triển sự nghiệp rõ ràng và những gì mà doanh nghiệp cần.
Hơn thế nữa, nhân viên tập sự cũng nhận được sự cố vấn trực tiếp từ các nhà quản lý cấp cao, những người trực tiếp chịu trách nhiệm đánh giá và phát triển nghề nghiệp của các trainee. Toàn bộ chương trình được giám sát cẩn thận với các chỉ số hiệu suất được xác định rõ ràng nhằm liên tục theo dõi và đánh giá mức độ thành công của các traiee xuyên suốt chương trình.
Theo bạn thì doanh nghiệp nào nên cân nhắc thiết lập một chương trình quản trị viên tập sự để nuôi dưỡng tài năng lãnh đạo tương lai? Nếu bạn nắm trong tay quyền quyết định bất kỳ giai đoạn nào trong chương trình tập sự này thì bạn dự định sẽ làm gì trước, trong thậm chí là sau chương trình?
Đọc thêm: Vì sao doanh nghiệp nên chú trọng hơn vào việc Quản lý Tài năng? (Phần 2)