<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Đo lường những tác động của COVID-19 đối với ngành Khách sạn

Đăng bởi Andrew Turton vào

Thật dễ hiểu vì sao ngành khách sạn lại hứng chịu những thiệt hại nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19. Các chuyến bay bị hủy, biên giới bị phỏng tỏa, phương tiện công cộng và các dịch vụ xe đều bị cấm. Các khách sạn, công ty du lịch, nhà hàng và nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác đều bị buộc ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng.  

Không ai có câu trả lời chắc chắn rằng khi nào mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Vậy các chủ khách sạn cần làm gì để giảm thiểu những tác động của đại dịch COVID-19 và chuẩn bị cho thực trạng bình thường mới? 

Đo lường những tác động của COVID-19 đối với ngành Khách sạn

Đo lường những tác động của COVID-19 đối với ngành Khách sạn

Khi châu Á bị ảnh hưởng bởi dịch SARS, phản ứng đầu tiên của các khách sạn là cắt giảm lãi suất, và sau đó, họ phải mất 18 tháng để quay về mức lãi suất ban đầu.  

Hơn 8.000 người và 29 quốc gia, vùng lãnh thổ bị nhiễm SARS. Nhưng lúc bấy giờ, SARS chỉ được coi là một dịch bệnh, nên các hoạt động du lịch toàn cầu đã không bị hạn chế.  

Nhưng COVID-19 là một trận đại dịch. Chúng ta không thể biết được rằng phải mất bao lâu thì nền kinh tế mới trở lại bình thường. Các chuyên gia dự đoán có thể phải mất hơn một năm để khách du lịch đặt phòng khách sạn trở lại.

Đại dịch càng kéo dài thì ngành khách sạn sẽ càng mất nhiều thời gian để phục hồi. Theo Govinda Singh, giám đốc điều hành bộ phận định giá và tư vấn dịch vụ của Colliers International cho biết, "nếu đại dịch kéo dài trong khoảng ba đến sáu tháng, tỉ lệ kín phòng ở Singapore sẽ giảm còn 65% (tức là giảm đi 10-15%)."

Nói cách khác, những tác động của COVID-19 đến ngành khách sạn và cả toàn bộ hệ sinh thái du lịch là rất lớn và không thể đoán trước được.

Đọc thêm: Đã đến lúc ngành khách sạn hiện thực hóa cloud-first, mobile-first?

Duy trì mọi thứ trong tầm kiểm soát

Để hiểu được mức độ tác động của COVID-19 đối với các doanh nghiệp, các chủ khách sạn trước hết cần đánh giá lại vị trí của mình và xem xét lại toàn bộ sản phẩm và dịch vụ. Việc nắm bắt được doanh nghiệp hiện nay đang ở đâu trên thị trường sẽ giúp các chủ khách sạn hình dung rõ nét hơn về việc khách hàng đến từ đâu cũng như số liệu nhân khẩu học của họ. 

Các insight có được sẽ giúp các chủ khách sạn phát triển những kế hoạch và hoạt động marketing phù hợp, cũng như những ưu đãi mới nhằm giữ chân khách hàng, chẳng hạn như cung cấp các gói chào mừng khách hàng trở lại. Bên cạnh đó, các sự kiện chỉ nên tạm hoãn thay vì phải hủy bỏ hoàn toàn.

Có thể các chủ khách sạn sẽ giảm giá phòng để thu hút nhiều khách hơn, tuy nhiên nhu cầu đặt phòng sẽ khó có thể tăng trong giai đoạn này do việc hạn chế đi lại trên diện rộng. Chủ khách sạn, chủ sở hữu và các quản lý không nên hoảng loạn vì tỷ lệ đặt phòng giảm sút xảy ra ở khắp mọi nơi. Hơn nữa, việc giảm giá có thể sẽ phản tác dụng và khiến khách hàng phản ứng gay gắt khi nhu cầu đặt phòng bắt đầu gia tăng.

Đọc thêm: Tìm hiểu về Quản trị Doanh thu khách sạn: dữ liệu & định giá thông minh

Một lĩnh vực mà các chủ khách sạn cũng nên chú ý là việc kiểm soát những nỗi sợ và suy đoán không thiết thực, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay, khi nhiều doanh nghiệp đã sa thải nhân viên và cắt giờ làm để giảm lương, dự trữ tiền mặt phòng cho các khoản chi khẩn cấp khác.  

Sa thải nhân viên là điều không thể tránh khỏi, nhưng thúc đẩy tinh thần các thành viên còn lại cũng là một việc làm cần thiết, cùng với đó là giúp họ đào tạo cách xử lý các công việc đa chức năng nhằm duy trì cơ sở hạ tầng của khách sạn trong giai đoạn hậu đại dịch.

Do đó, cần phải đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, luôn giúp họ cập nhật những quy định mới nhất và các cách phòng tránh nhằm giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh. Quy trình rửa tay đúng cách và khử trùng cơ sở vật chất nên được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.

Công nghệ đóng vai trò gì trong bối cảnh này?

Ngành khách sạn đã bắt đầu đầu tư vào công nghệ nhiều hơn trong những năm gần đây. Những kết quả đáng chú ý nhất có thể thấy là sự phát triển của các ứng dụng khách sạn trên di động nhằm đơn giản hóa việc đặt phòng, cùng với đó là quy trình lắp đặt các thiết bị IoT xuyên suốt khách sạn nhằm cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Và cả việc triển khai đa dạng các phần mềm khách sạn, chẳng hạn như, các giải pháp quản lý tài sản, phần mềm bảo trì dự đoán, quản lý doanh thu và quản lý nhân viên, v.v... 

Các doanh nghiệp áp dụng giải pháp về nền tảng đám mây giờ đây đã có thể tiết kiệm được nhiều chi phí hơn bằng cách giảm nhu cầu sử dụng. Các quản lý chắc chắn có thể tận dụng những giải pháp nền tảng đám mây tiên tiến để kiểm soát các quy trình mà không cần phải có mặt trực tiếp.

Đọc thêm: Những yếu tố góp phần thúc đẩy cải tiến công nghệ tại khách sạn

Ví dụ như, một Hệ thống Quản lý Tài sản nền tảng đám mây có liên kết với ứng dụng di động của khách sạn có thể giúp gắn kết khách hàng, tự động hóa các quy trình nhận/trả phòng, cũng như cho phép mở khóa phòng và điều chỉnh các chế độ trong phòng theo sở thích.  

Hệ thống quản trị doanh thu (RMS) có thể đưa ra các dự đoán chính xác về nhu cầu, giúp hỗ trợ các chủ khách sạn tối ưu hóa chi phí bằng cách giảm thiểu tình trạng thừa nhân viên trong giai đoạn đình trệ này.  

Dự báo cũng bao gồm dữ liệu liên quan đến nhu cầu mua thực phẩm, phục vụ phòng, số lượng nhân viên tại quầy lễ tân, trong nhà hàng và bãi đậu xe. Khi có những chức năng này, các chủ khách sạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khách hàng.

Chủ khách sạn còn có thể tận dụng các dữ liệu dự báo và các đề xuất giá để quảng bá sản phẩm phù hợp tới đúng đối tượng khách hàng vào đúng thời điểm, thông qua đúng kênh giao tiếp với một mức giá phù hợp. 

Đầu tư vào RMS hay RMS nền tảng đám mây có thể giúp các chủ khách sạn tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn.

Không ít doanh nghiệp đã không ngừng thể hiện lòng hiếu khách của mình bằng cách giúp đỡ cho cộng đồng trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay. Nhiều khách sạn đã mở cửa và tự biến thành những trung tâm y tế tạm thời hay các cơ sở cách ly tập trung khi các bệnh viện ở những thành phố lớn như London và New York quá tải.

Chờ đợi sóng gió qua đi là một điều thách thức nhưng đại dịch cũng đem lại những cơ hội hiếm có giúp các đội ngũ quản lý được triển khai những sáng kiến sáng tạo và duy trì sự bền vững.

Nhiều nhà quản lý khách sạn đang tận dụng thời điểm này để tiến hành một số dự án bảo trì và làm sạch sâu - những dự án không thể nào thực hiện nếu khách sạn sử dụng hết công suất.

Các khách sạn sẽ cần phải thể hiện cho khách hàng và nhân viên của mình thấy được làm thế nào phong cách vận hành của mình đã đáp ứng về mặt bền vững, từ sự thoải mái về thể chất đến sự sạch sẽ, dịch vụ nhanh chóng và còn hơn thế nữa. Những nhân tố này đã từng là chìa khóa thành công trong quá khứ, và chúng sẽ tiếp tục đúng như vậy trong tương lai.

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp quản lý khách sạn cho doanh nghiệp bạn và vẫn đang lưỡng lựa giữa muôn vàn sự lựa chọn khác nhau? Hãy để chuyên viên của TRG lắng nghe thắc mắc của bạn. Yêu cầu một buổi tư vấn và demo miễn phí ngay hôm nay!

Giải pháp quản lý Khách sạn

Chủ đề: Quản lý khách sạn

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi