Trong vòng xoáy suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19, ngành khách sạn đặc biệt chịu tác động nặng nề. Để tồn tại và phục hồi trong và sau đại dịch, các doanh nghiệp khách sạn cần có những thay đổi sâu sắc và toàn diện nhằm thích ứng với tình hình mới.
Từ việc tuân thủ các quy định an toàn phòng dịch khắt khe, đáp ứng thay đổi hành vi của khách lưu trú, cho đến việc tạo và duy trì những nguồn doanh thu mới, ngành khách sạn thực sự đang đứng trước những thử thách chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra.
Đâu là giải pháp cho các thách thức này?
Sự thay đổi trong hành vi khách hàng
Dịch COVID-19 đã làm đình trệ toàn bộ ngành Du lịch - Khách sạn và kèm theo đó là những hệ quả khó lường. Khi tình hình đã ổn định hơn, những thói quen của du khách đã thay đổi hoàn toàn. Họ trở nên vô cùng nhạy cảm với việc tương tác trực tiếp và cần một sự đảm bảo, chắc chắn từ doanh nghiệp hơn là một chương trình giảm giá. Đây là một trong những trở ngại mà ngành khách sạn cần phải cân nhắc.
Trong một nghiên cứu gần đây cho biết nếu trước kia mức độ hài lòng của du khách phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, thì giờ đây 78% người được phỏng vấn đều nói một trong những ưu tiên hàng đầu của họ khi đi du lịch ngay lúc này là tìm kiếm những khách sạn sử dụng công nghệ không tiếp xúc (contactless tech). Điều này đã làm thay đổi cách nhìn về việc chăm sóc khách hàng trong tương lai.
Đọc thêm: Giải pháp cải thiện khả năng cộng tác cho ngành khách sạn
Doanh nghiệp khách sạn đã phản ứng như thế nào?
Khách sạn đã luôn không ngừng cố gắng để cải thiện tình hình, giảm thiểu chi phí và lo âu của du khách.
Hãy lấy Trung Quốc làm ví dụ. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã phải đối mặt với “bài toán thế kỷ” khi họ bị buộc phải đóng cửa vô hạn định. Để duy trì hoạt động, doanh nghiệp Trung Quốc buộc phải đổi mới.
- Mở dịch vụ giao hàng ăn uống: Việc khách sạn cạnh tranh với các nhà hàng địa phương nghe có vẻ không sáng tạo nhưng đây là một trong những giải pháp giúp khách sạn có thể duy trì doanh thu của mình. Các khách sạn có thể giao đồ ăn cho cá nhân hay những doanh nghiệp nhỏ. Đây là một ý tưởng độc đáo nếu khách sạn của bạn phục vụ những món ăn đặc biệt như là món dim sum của vài nhà hàng 5 sao ở Thượng Hải rất đắt hàng trong mùa dịch.
- Nghiêm ngặt tuân thủ quy định của nhà nước: Cho dù tình hình có khả quan hơn, các quản lý khách sạn Trung Quốc luôn tuân thủ nghiệm ngặt các quy định sức khỏe nhằm đảm bảo an toàn cho mọi khách hàng. Các thủ tục gắt gao bao gồm theo dõi nhiệt độ khách hàng, lưu trữ dữ liệu cá nhân và phân phát nước rửa tay trước khi vào bên trong tòa nhà. Tất cả các thông tin luôn phải sẵn sàng để báo cáo cho chính quyền vào bất kỳ lúc nào.
- Thay đổi hệ thống thành “không tiếp xúc”: Rất nhiều khách sạn lớn ở Trung Quốc đã sử dụng công nghệ “không tiếp xúc” tự động hỗ trợ khách hàng qua ứng dụng và máy móc để giảm việc tiếp xúc giữa con người với nhau. Những khách sạn nhỏ hơn cũng đã bắt đầu hạn chế sử dụng tiền mặt và dựng những những chỗ cách ly để giảm thiểu tiếp xúc nhiều nhất có thể.
Đọc thêm: 3 ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành khách sạn
Những khó khăn khi mở lại khách sạn
Mở cửa hoạt động trở lại không phải là chuyện đơn giản. Cho dù chính phủ đã nổ lực kích cầu, thị trường khách sạn cũng khó khởi sắc vì vẫn luôn có một nỗi lo vô hình về làn sóng dịch bùng phát lần nữa nên mọi bước đều cần phải chính xác nhất.
Đọc thêm: 5 câu hỏi sống còn cho lãnh đạo doanh nghiệp thời hậu COVID
Doanh nghiệp khách sạn sẽ phải tiêu tốn không ít cho các khoản như khẩu trang, nước rửa tay, nơi cách ly và cả dụng cụ vệ sinh đặc biệt – những vật dụng trước đây chưa bao giờ được cân nhắc nhưng bây giờ lại trở thành một khoản chi lớn trong phí hoạt động khách sạn. Việc huấn luyện quy trình mới cho nhân viên và thuê công ty kiểm dịch cũng sẽ là những chi phí mà quản lý khách sạn cần xem xét.
Một trở ngại khác là việc đánh giá lại thị trường bao gồm việc tìm hiểu lại về thị trường cung và cầu và chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ. Quản lý khách sạn cần phải hợp tác với bộ phận sales hay một dịch vụ trung gian để hiểu hơn những thay đổi hành vi của khách hàng trước khi tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Ứng dụng công nghệ trong giai đoạn bình thường mới
Công nghệ “không tiếp xúc” là một trong những công nghệ được tin dùng nhất hiện nay, đặc biệt là đối với ngành Du lịch – Khách sạn.
Với khách sạn, công nghệ “không tiếp xúc” đơn giản nhất có thể được thực hiện thông qua chiếc điện thoại thông minh của khách hàng. Ví dụ như dịch vụ đặt đồ ăn uống và thanh toán thông qua ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng hoặc mã QR.
Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện không ít phần mềm hữu ích như Nevoterk hay Grace được thiết kế nhắm đến việc hạn chế tiếp xúc. Những phần mềm này còn có thể tích hợp với hệ thống quản lý khách sạn hiện tại.
Một số giải pháp quản lý chuyên dụng hơn, ví dụ “FaceMe”, còn tích hợp thêm nhiều tính năng đặc biệt như nhận diện khuôn mặt ngay cả khi khách đeo mặt nạ, camera cảm ứng nhiệt và hệ thống báo động nhanh nhạy nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn bình thướng mới hậu COVID-19. Nhiệm vụ của quản lý khách sạn là tìm hiểu và lựa chọn những công nghệ phù hợp nhất với doanh nghiệp và ngân sách của họ.
Cho dù COVID-19 là một thử thách cho hầu hết các doanh nghiệp, nó đã mở ra hàng ngàn cơ hội khác.
Chủ khách sạn cần phải luôn cập nhật những thay đổi trong hành vi mua sắm của khách hàng và các quy định chính phủ để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Đây là lúc doanh nghiệp cần phải đổi mới bản thân và sáng tạo hơn. Sẽ luôn còn nhiều khó khăn nhưng những con người vững vàng nhất là những người luôn sẵn sàng đổi mới chính mình.
Cùng tìm hiểu làm thế nào giải pháp phân tích dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp khách sạn tối ưu hóa doanh thu qua whitepaper sau. Click và tải ngay!