Đa số doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyển dụng nhân viên cấp entry-level. Theo một báo cáo năm 2017 của Rockefeller Foundation, 97% doanh nghiệp Mỹ công nhận chính những nhân viên này đã góp phần đem đến thành công cho họ. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách tuyển dụng nhân viên cấp entry-level một cách hiệu quả.
Một số thử thách tiêu biểu mà nhà tuyển dụng thường gặp phải khi tuyển dụng sinh viên vừa tốt nghiệp bao gồm: chất lượng ứng viên thấp, tỉ lệ nghỉ việc cao, và đương nhiên không thể không nhắc đến sự khác biệt thế hệ.
Đọc thêm: Yếu tố giúp tuyển dụng hiệu quả và một số xu hướng mới nhất
7 phương pháp tốt nhất để tuyển dụng nhân viên cấp entry-level
Doanh nghiệp sẽ đối mặt với một số thử thách nhất định khi tuyển dụng sinh viên vừa tốt nghiệp. Các nhà tuyển dụng phải cập nhật xu hướng thường xuyên để có thể dẫn đầu trong cuộc đua thu hút và giữ chân nhân tài trong một thị trường tuyển dụng năng động như hiện nay. Các phương pháp dưới đây sẽ giúp việc doanh nghiệp tuyển được những sinh viên mới tốt nghiệp xuất sắc nhất.
1. Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
Một quy trình tuyển dụng hiệu quả cho các vị trí cấp entry-level sẽ khởi đầu với một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ. Một ứng viên thuộc thế hệ Z sẽ tìm kiếm thông tin về công ty từ nhiều nguồn và trên nhiều thiết bị khác nhau. Hãy đảm bảo hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp được tối ưu hóa và nhất quán trên tất cả các kênh, đặc biệt là các nền tảng truyền thông xã hội.
Đọc thêm: Tầm quan trọng của thương hiệu nhà tuyển dụng - employer branding
Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cần cập nhật liên tục các xu hướng khác nhau để ứng viên luôn có thể tìm thấy họ. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì bối cảnh mạng xã hội luôn thay đổi không ngừng. Facebook đã từng chiếm ưu thế nhưng lại không phổ biến với người dùng trẻ so với các nền tảng khác như Snapchat hay Instagram. Vì vậy, các nhà tuyển dụng phải nhận thức được sự thay đổi này để khai thác các tài năng trẻ tốt hơn.
Đọc thêm: Những điều cần biết về Tuyển Dụng trong Kỷ Nguyên Số
Đối với thế hệ Z, thương hiệu doanh nghiệp là yếu tố lớn trong việc lựa chọn nghề nghiệp của họ. Do đó, khi tuyển dụng, bên cạnh mô tả và yêu cầu của công việc doanh nghiệp cũng nên quảng bá các giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh cốt lõi của công ty. Những bài tuyển dụng này nên tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng cần thiết cho công việc hơn là kinh nghiệm. Nhấn mạnh cách các nhân viên có thể phát triển tại công ty của bạn.
Một khía cạnh đáng chú ý khác của thế hệ Z là khả năng tập trung ngắn của họ, trung bình chỉ tám giây, so với khoảng thời gian 12 giây của thế hệ Millennials. Sự trình bày trực quan sẽ hấp dẫn hơn với các ứng viên thế hệ Z. Nhà tuyển dụng nên chọn sử dụng video và hình ảnh hơn là bài tuyển dụng dài, dày đặc chữ.
Đọc thêm: Thấu hiểu tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong tuyển dụng
2. Video là một công cụ tuyển dụng hữu ích
Việc các công ty tận dụng công nghệ để thu hút thế hệ lớn lên với công nghệ là hoàn toàn hợp lý. “Theo Institute of Student Employers (ISE), có 53% doanh nghiệp thành viên của họ đang ứng dụng thực hiện phỏng vấn qua video, so với số 42% trong năm trước và chỉ 6% của năm năm trước.”
Các cuộc phỏng vấn video truyền thống thường thông qua các ứng dụng video như Skype hoặc FaceTime. Hoặc một phương pháp khác là cho các ứng viên xem video về một tình huống trong công việc và yêu cầu cách xử lý từ họ.
Đọc thêm: Bài học thực tế từ Google: "Nói “không’ với phỏng vấn tuyển dụng"
Các nhà tuyển dụng còn có thể thu hút các nhân viên tiềm năng bằng cách quay video giới thiệu văn phòng, con người và văn hóa của họ. Các ứng viên trẻ thích có một cái nhìn thực tế về nơi làm việc tương lai của họ.
Một số doanh nghiệp thậm chí còn sử dụng VR (thực tế ảo) để ứng viên trải nghiệm vai trò và cách phản ứng của họ trong một số tình huống nhất định.
3. Tránh quy trình tuyển dụng dài dòng
Không gì có thể khiến ứng viên trẻ từ chối công việc hơn một quá trình tuyển dụng dài và đáng sợ. Ứng viên mới tốt nghiệp chắc chắn sẽ tham gia nhiều cuộc phỏng vấn, và họ sẽ từ chối lời đề nghị nếu bạn hành động không đủ nhanh.
Tránh phỏng vấn quá lâu và quá trang trọng. Điều này có thể làm các ứng viên cảm thấy bối rối và kiệt sức về tinh thần. Thay vào đó, hãy dùng các cuộc phỏng vấn như là một cơ hội để truyền đạt văn hóa và giá trị của công ty bạn.
Đối với nhiều ứng viên, đây có lẽ là lần đầu tiên họ tham gia ứng tuyển, vì vậy họ chưa biết cách để thể hiện bản thân. Do đó, có thể bạn đang mắc sai lầm lớn nếu loại bỏ một ứng viên quá sớm dựa trên chỉ một vài ấn tượng đầu tiên. Ứng viên trẻ cần thời gian để tỏa sáng.
Đọc tiếp Phần 2 của bài tại đây.