Tuy tuyển dụng nhân viên vừa tốt nghiệp sẽ đem đến cho doanh nghiệp vô vàn lợi ích, quy trình vẫn gặp một số thử thách nhất định. Những khó khăn tiêu biểu mà nhà tuyển dụng thường gặp phải bao gồm: chất lượng ứng viên thấp, tỉ lệ nghỉ việc cao, và đương nhiên không thể không nhắc đến sự khác biệt thế hệ.
Doanh nghiệp sẽ đối mặt với một số thử thách nhất định khi tuyển dụng sinh viên vừa tốt nghiệp. Các nhà tuyển dụng phải cập nhật xu hướng thường xuyên để có thể dẫn đầu trong cuộc đua thu hút và giữ chân nhân tài trong một thị trường tuyển dụng năng động như hiện nay.
Đọc thêm: 7 phương pháp tốt nhất để tuyển dụng nhân viên cấp Entry-level (Phần 1)
7 phương pháp tốt nhất để tuyển dụng nhân viên cấp Entry-level
Đa số doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyển dụng nhân viên cấp entry-level. Theo một báo cáo năm 2017 của Rockefeller Foundation, 97% doanh nghiệp Mỹ công nhận chính những nhân viên này đã góp phần đem đến thành công cho họ. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách tuyển dụng nhân viên cấp entry-level một cách hiệu quả.
Trong phần trước, TRG đã đề cập 3 phương pháp tuyển dụng nhân viên cấp entry-level, bao gồm: xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, tính hữu dụng của video và tránh các quy trình tuyển dụng dài dòng.
Tập trung vào tiềm năng
Thay vì tập trung vào những kinh nghiệm trong quá khứ, người phỏng vấn nên hỏi những câu hỏi tình huống để xem cách ứng viên phản ứng trong các kịch bản giả định.
Sinh viên mới tốt nghiệp chú trọng nhiều vào cơ hội phát triển nghề nghiệp. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn cung cấp nhiều cơ hội để đào tạo và phát triển, đặc biệt là nếu bạn không thể cạnh tranh với các nhà tuyển dụng khác về khoản tiền lương và các lợi ích khác. Hãy để ứng viên biết rằng bạn có thể giúp họ phát triển và thành công hơn trong sự nghiệp tương lai của họ.
Một xu hướng gần đây trong tuyển dụng sau đại học đó là chú trọng nhiều vào hành vi và khả năng hơn là trình độ chuyên môn và nền tảng giáo dục. Có nghĩa là nhà tuyển dụng ngày nay quan tâm đến tiềm năng tương lai của ứng viên mới tốt nghiệp hơn là những thành tựu trong quá khứ. Các doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng ứng dụng các bài đánh giá tâm lý học để sàng lọc ứng viên.
Đọc thêm: Kế hoạch phát triển nhân viên của bạn nên bao gồm những yếu tố nào?
Tập trung nhiều hơn vào thiết bị di động và mạng xã hội
Nhiều ứng viên thuộc thế hệ Z có thể sẽ ứng tuyển cho một vị trí qua điện thoại thông minh của họ. Vì vậy, việc đảm bảo trang web của công ty thân thiện với thiết bị di động nên được ưu tiên hàng đầu. Ngoài email, bạn nên tận dụng tin nhắn để giữ liên lạc với các ứng viên.
Giữ thái độ tích cực kể cả khi mọi thứ không thành công
Các thương hiệu nỗ lực thu hút người tiêu dùng trẻ với hy vọng biến họ thành khách hàng trung thành, điều này sẽ khiến họ tiếp tục mua hàng trong tương lai. Nguyên tắc này vẫn giữ nguyên giá trị khi áp dụng vào quy trình tuyển dụng.
Ứng viên cho các vị trí cấp entry-level thường bị đánh giá thấp nhưng nếu bạn đối xử với họ thiếu tôn trọng, có khả năng là doanh nghiệp bạn sẽ phải hứng chịu hậu quả dài lâu. Ngay cả khi quá trình tuyển dụng không suôn sẻ, rất có thể bạn sẽ gặp lại họ một lần nữa trong tương lai. Vì vậy, đối xử tốt với tất cả ứng viên sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Những Điều Nhà Tuyển Dụng Cần Biết về Trải Nghiệm Ứng Viên
Lên kế hoạch giữ chân nhân tài ngay từ đầu
Không có gì bất ngờ khi các công việc cấp entry-level có tỷ lệ nghỉ việc cao. Vì vậy, có một kế hoạch định hướng rõ ràng và đào tạo đầy đủ trong vài tháng đầu tiên là rất quan trọng. Chỉ định người cố vấn cho các nhân sự mới có thể tạo ấn tượng tích cực và đảm bảo rằng họ cảm thấy thoải mái.
Sinh viên mới tốt nghiệp còn bỡ ngỡ với môi trường công sở và có thể không quen với các nội quy như quy định ăn mặc của công ty. Người cố vấn có thể hướng dẫn họ về văn hóa doanh nghiệp và các công việc cơ bản như cách trả lời email hoặc nơi nhận văn phòng phẩm.
Đọc thêm: Những yếu tố cơ bản của phương pháp phản hồi 360 độ
Nhiệm vụ của người cố vấn còn bao gồm cả phản hồi nhanh chóng và khen ngợi thích hợp để khuyến khích các nhân viên trẻ thêm tự tin về các thành công đầu tiên của họ.
Các công việc cấp entry-level có thể nhàm chán và gây thất vọng vì vậy đừng ngại ngần khi giao cho họ thực hiện những nhiệm vụ mới nếu bạn thấy họ đã sẵn sàng. Cung cấp đào tạo đầy đủ cũng là một cách tuyệt vời để thể hiện sự nghiêm túc của doanh nghiệp về việc giữ chân nhân viên dài lâu. Việc đánh giá hiệu suất và lương thưởng nên được tiến hành sau mỗi sáu tháng.
Lý tưởng nhất là doanh nghiệp tìm hiểu những mục tiêu nghề nghiệp và dự định của họ, từ đó thiết lập một kế hoạch phát triển dài hạn ngay từ những ngày đầu tiên. Điều này thể hiện sự tận tâm của công ty đối với tương lai các nhân viên trẻ và cho phép những người cố vấn hướng dẫn họ tốt hơn.
Xác định mức độ phù hợp của một cá nhân với một công việc là một câu hỏi khó. Hãy để TRG Talent giúp bạn giải quyết gánh nặng này với giải pháp Phù hợp Công việc (JOB FIT)! Yêu cầu một buổi demo ngay hôm nay!