Đã có không ít bài viết về Millennial (Thế hệ Y). Nhưng giờ đây, doanh nghiệp lại đang chuẩn bị chào đón thế hệ Z, những người được sinh ra sau năm 1995 và đang chẩn bị gia nhập lực lượng lao động với các vị trí entry-level. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ họ là ai, cách họ suy nghĩ thế nào và điều gì thúc đẩy họ.
Thế hệ Z được dự đoán sẽ chiếm 33% tổng dân số toàn cầu vào năm 2020. Trong khi Thế hệ Z và Millennial có một số đặc điểm chung, chẳng hạn như phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ, cả hai thế hệ này cũng có những khác biệt lớn mà bạn cần biết.
Sự khác biệt giữa Thế hệ Y và Thế hệ Z
1. Họ được thúc đẩy bởi phúc lợi
70% thành viên thế hệ Z tham gia cuộc khảo sát của Monster cho biết lương bổng đóng vai trò quan trọng trong quyết định nghề nghiệp của họ, yếu tố này ở Millennial chiếm 63%. Các đặc quyền như thẻ thành viên phòng gym, lớp học yoga và miễn phí cà phê ít hấp dẫn hơn với thế hệ Z so với nhóm Millennial. Các phúc lợi truyền thống như bảo hiểm y tế được lại rất quan trọng đối với thế hệ Z.
Trên thực tế, bảo hiểm y tế đóng vai trò quan trọng nhất, đứng thứ hai là mức lương thưởng, là hai yếu tố khiến thế hệ Z cân nhắc khi lựa chọn công việc.
2. Họ làm việc chăm chỉ và muốn tạo sự khác biệt
Mặc dù mức lương thưởng đóng vai trò quan trọng nhưng 74% trong số họ tin rằng việc làm nên có mục đích cao cả hơn là "chỉ mang về tiền bạc". Chỉ có 70% Millennials và 69% các thế hệ cũ nghĩ như vậy.
Thế hệ Z cũng rất chăm chỉ. Trong khi Millennial thích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, 58% người thuộc thế hệ Z thích những công việc thử thách với giờ làm khắc nghiệt nếu điều đó đồng nghĩa với mức lương cao hơn, và 74% sẵn sàng chuyển nơi làm việc. Cũng cần lưu ý rằng thế hệ Z có đầu óc kinh doanh nhạy bén, với 49% mong muốn có sự nghiệp riêng.
Đọc thêm: Ngoài vấn đề lương bổng, vì sao nhân viên bạn lại nghỉ việc?
3. Họ cạnh tranh và độc lập hơn
Một so sánh khác giữa hai thế hệ Y và thế hệ Z là khả năng họ làm việc độc lập và làm theo nhóm. Millennial đánh giá cao tinh thần đồng đội và cộng tác. Ngược lại, thế hệ Z có tính cạnh tranh cao hơn và muốn “tự mình làm việc và được đánh giá dựa trên giá trị riêng thay vì đánh giá cả nhóm.” Họ thích có văn phòng riêng hơn là chia sẻ chung một không gian làm việc mở.
4. Họ thích giao tiếp mặt đối mặt
Một khía cạnh thu hút của thế hệ Z đó là họ thích giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt; cho dù họ vốn lớn lên với công nghệ. Điều này có thể là do những kinh nghiệm trực tiếp họ có về những tác động tiêu cực gây ra bởi sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ.
Đọc thêm: Văn hóa doanh nghiệp và Digital Transformation
5. Họ thích các thương hiệu mạnh
Các công ty có thương hiệu mạnh đặc biệt hấp dẫn với thế hệ Z. Nhiều khả năng là họ sẽ tìm kiếm thông tin về công ty của bạn trên Google và phương tiện truyền thông trước khi đến phỏng vấn xin việc. Do đó, đầu tư vào xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một quyết định thông minh.