<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Machine-to-Machine là gì? Phân biệt M2M và IoT

Đăng bởi Ho Nguyen

Find me on:
vào

Công nghệ đang dần thay đổi thế giới của chúng ta. Cùng với Internet Vạn Vật (IoT), tương tác giữa máy với máy (Machine-to-Machine – M2M) cung cấp khả năng kết nối, tự động hóa và giúp cải thiện cuộc sống con người, từ khía cạnh kinh doanh, hoạt động quản lý nhà nước cho đến cuộc sống thường nhật.

Lắp đặt vi mạch vào ô tô để theo dõi và giảm tiêu hao nhiên liệu, liên kết nhiều nhà máy với nhau để đơn giản hóa việc giám sát từ xa và tối đa hóa sản lượng - là những ví dụ về ứng dụng của công nghệ tương tác giữa máy với máy. Vậy tương tác M2M là gì? Các ứng dụng của tương tác M2M là gì? Nó khác với IoT như thế nào? Bài viết sau đây sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của bạn.

Đọc thêm: Thử thách trong việc lựa chọn giải pháp ERP cho ngành sản xuất

Machine-to-Machine là gì? Phân biệt M2M và IoT

Tương tác giữa máy với máy là gì?

Ban đầu, M2M là một hệ thống khép kín, sử dụng kết nối điểm với điểm (point-to-point) giữa các vật thể vật lý để tăng tốc độ sản xuất và tiết kiệm thời gian cho các nhiệm vụ khác quan trọng hơn. Ngày nay, Machine-to-Machine hoặc M2M là một thuật ngữ rộng bao gồm những công nghệ dùng để kết nối các "máy móc", thiết bị hoặc vật thể với nhau; cho phép chúng trao đổi thông tin và hoạt động mà không cần sự tương tác hoặc can thiệp của con người.

Nói cách khác, M2M về cơ bản là giao tiếp giữa máy móc hoặc thiết bị với một chiếc máy tính từ xa. M2M truyền dữ liệu di động giữa các thiết bị được kết nối với nhau. M2M có khả năng kết nối một số lượng lớn các cổng truyền dữ liệu, vì vậy doanh nghiệp có thể phát triển M2M để thúc đẩy sự phát triển, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cập nhật thông tin nội bộ, v.v…

Đọc thêm: [Infographic] Đã đến lúc doanh nghiệp nâng cấp hệ thống ERP

Cách hoạt động của M2M

Ban đầu, M2M dựa trên khái niệm viễn trắc (telemetry) - các thiết bị và cảm biến thu thập dữ liệu từ xa và gửi chúng đến một điểm trung tâm để phân tích. Gần đây, thay vì sử dụng tín hiệu vô tuyến, hệ thống M2M sử dụng mạng internet để truyền dữ liệu và giảm bớt chi phí.

Việc áp dụng các cảm biến không dây là một trong những khía cạnh quan trọng của giao tiếp M2M trong việc cung cấp dữ liệu viễn trắc. Cảm biến, mạng kết nối không dây và máy tính là những công cụ chính của M2M để tập trung và phân tích dữ liệu. Sau đó, hệ thống truyền đạt lại các dữ liệu này, kích hoạt các hành động tự động, được lập trình sẵn để xử lý tình huống.

Giao tiếp M2M giúp các doanh nghiệp giảm thiểu thời gian chết của thiết bị, từ đó giảm chi phí bảo trì. Hơn nữa, quy trình sản xuất có thể được rút ngắn hơn khi triển khai M2M vì nó tự động hóa những thay đổi trong hoạt động và tối đa hóa hiệu suất.

Đọc thêm: Góc nhìn mới về sản xuất tinh gọn trong thời đại hiện nay

Các ứng dụng của công nghệ tương tác máy với máy

Công nghệ M2M có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau - từ cuộc sống thường nhật đến các hoạt động kinh doanh. Tính năng theo dõi và giám sát tài sản của nó đã biến M2M trở thành một công cụ quan trọng trong quản lý kho và quản lý chuỗi cung ứng. Ví dụ, tính năng cập nhật theo dõi của M2M đã khiến việc bổ sung hàng hóa cho máy bán hàng tự động trở nên dễ dàng.

Các nhà cung cấp dầu khí có thể tận dụng M2M để phát hiện các chỉ số như áp suất, nhiệt độ, trạng thái thiết bị... Nói chung, các ứng dụng của M2M là không giới hạn. M2M là một công nghệ linh hoạt giúp chuyển đổi máy móc thông thường trở nên “thông minh”, đồng nghĩa với chuyển sang giai đoạn tiếp theo của M2M: Internet of Things.

Đọc thêm: 3 tác động của Internet Vạn Vật (IoT) đến ngành sản xuất?

M2M và IoT: Tuy tương tự nhưng lại khác nhau

M2M tạo ra một hệ thống để kết nối máy móc với nhau, cho phép người dùng theo dõi hiệu suất hoạt động một cách dễ dàng. M2M tạo điều kiện cho sự kết nối này trở thành một hệ thống các thiết bị thông minh và có thể thu thập các dữ liệu hoạt động để cải thiện hơn nữa quá trình sản xuất.

Điều này giải thích cho sự hình thành của Internet Vạn Vật - kết nối giữa thế giới vật lý với thế giới số. Trong thực tế, khái niệm IoT rộng hơn so với M2M mặc dù nó được phát triển từ ý tưởng của công nghệ M2M.

Đọc thêm: Bảo trì dự đoán là gì? Ưu và nhược điểm của bảo trì dự đoán

Mặc dù cả hai khái niệm này có chung đặc tính là hỗ trợ trao đổi và truyền tải thông tin trong một hệ thống mạng, tuy nhiên chúng là hai khái niệm khác nhau.

Như đã đề cập bên trên, giao tiếp M2M thường là sự kết nối giao tiếp phân lập giữa điểm với điểm (point-to-point) của các thiết bị máy móc. Mặt khác, IoT có thể được tích hợp vào một quy mô lớn hơn để cải thiện tính linh hoạt của các hành động phản hồi, khả năng giao tiếp đa cấp độ của IoT có thể tinh chỉnh hoạt động và thu thập các insight có giá trị.

Đọc thêm: Robot cộng tác (Cobot) là gì và vai trò cách mạng của nó trong Công nghiệp 4.0

Ngoài ra, trong khi M2M chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng để cập nhật và quản lý máy móc nội bộ, các ứng dụng của IoT có thể được áp dụng cho cả doanh nghiệp và khách hàng, giúp khách hàng kết nối dễ dàng với nhà cung cấp dịch vụ. M2M là một công nghệ kinh doanh hỗ trợ cải tiến hoạt động, trong khi IoT cho phép các doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bằng cách tận dụng tính năng theo dõi tài sản và phân tích dữ liệu của nó.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề ERP? Đăng ký nhận tin từ TRG Blog hoặc yêu cầu một buổi demo ngay hôm nay!

Yêu cầu demo

Chủ đề: ERP, Xu hướng công nghệ

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi