Thương vụ Amazon thâu tóm chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ cao cấp Whole Foods với giá 13,7 tỉ USD đã thu hút rất nhiều sự chú ý, và chắc chắn sẽ góp phần định hình ngành bán lẻ trong nhiều năm tới. Nhưng phía sau sự kiện này còn có một câu chuyện đáng chú ý khác: Whole Foods đã tái cấu trúc toàn bộ hệ thống IT của mình như thế nào.
Whole Foods và những thăng trầm
Từ một cửa hàng duy nhất với 19 nhân viên tại Austin, Texas vào năm 1980, Whole Foods nay đã có hơn 430 cửa hàng chuyên cung ứng các loại thực phẩm hữu cơ cao cấp nhằm phục vụ một lượng khách hàng trung thành và có thu nhập cao. Doanh thu được ghi nhận vào năm 2015 đạt mốc 15,3 tỉ USD.
Sự thành công của Whole Foods đã góp phần làm bùng phát nhu cầu sử dụng thực phẩm lành mạnh và thân thiện với môi trường. Tương lai của Whole Foods tưởng chừng như khá tươi sáng cho đến khi họ trở thành nạn nhân của sự thành công của chính mình.
Hiện nay, Whole Foods phải chống trả sự cạnh tranh từ mọi phía, từ các tên tuổi lớn trong ngành như Wal-Mart và Costco, cho đến những chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ nhỏ lẻ tại địa phương, thậm chỉ cả những start-up cũng đang nhanh chóng thâm nhập vào thị trường màu mỡ mà Whole Foods đã tạo dựng.
Đọc thêm: 8 bước để chọn phần mềm quản lý bán lẻ phù hợp
Đa số đối thủ của Whole Foods thành công nhờ giữ giá thành thấp hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Whole Foods có nickname “Whole Paycheck” (toàn bộ lương).
Tháng 9/2015, Whole Foods tuyên bố sa thải 1.500 nhân viên. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business vào tháng 10, đồng CEO công ty, ông Walter Robb, đã công nhận “công ty đang bước vào giai đoạn khó khăn và tình hình không mấy khả quan”.
Mức cổ phiếu của Whole Foods vào tháng 11/2015 chỉ bằng một nửa so với tháng 2 cùng năm, ông Walter Robb được thông báo sẽ từ chức vào cuối năm 2016.
Đọc thêm: So sánh Chiến lược bán lẻ thành công của Starbucks, Amazon và Zara
Kỷ nguyên của bán lẻ đa kênh
Những thăng trầm của Whole Foods là minh chứng cho tính bất ổn và sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực bán lẻ. Mọi việc trở nên khó khăn hơn khi công nghệ ngày càng xóa mờ ranh giới giữa bán hàng online và offline.
Các chuỗi bán lẻ truyền thống như Wal-Mart đang nhanh chóng tấn công vào kênh bán hàng qua mạng, trong khi đó những gã khổng lồ internet như Amazon lại muốn đặt chân vào thế giới thật.
Công nghệ ngày càng đem đến cho khách hàng nhiều tiện ích và sự lựa chọn hơn bao giờ hết. Những doanh nghiệp không theo kịp nhu cầu ngày càng cao của khách hàng chắc chắn sẽ thua cuộc trong kỷ nguyên số hóa này.
Infographic: Người tiêu dùng và ngành bán lẻ đa kênh
Whole Foods đã trông thấy những tín hiệu đáng báo động và nhận ra được rằng công ty sẽ không thể nào vượt qua thử thách nếu không “đại phẫu” toàn bộ nền tảng công nghệ thông tin.
Tái cấu trúc nền tảng công nghệ
Nỗ lực này bắt đầu vào khoảng năm 2013 khi Whole Foods đánh giá tổng thể về hiện trạng công nghệ của mình và xác định rằng nền tảng đó không thể nào giúp ích cho sự phát triển trong tương lai của công ty. Có đến 90% cơ sở hạ tầng công nghệ hiện tại, gồm nhiều hệ thống lạc hậu và rời rạc, cần phải được thay mới.
Thay đổi hầu hết hệ thống IT của một doanh nghiệp trị giá hàng tỉ USD là một chuyện không đơn giản. Không ngạc nhiên khi Whole Foods đã áp dụng một giải pháp không chính thống để đạt đến thành công.
Thay vì sử dụng phần mềm sẵn có, Whole Foods đã hợp tác với Infor, một trong những nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp hàng đầu thế giới, nhằm phát triển một hệ thống ERP thế hệ mới cho ngành bán lẻ.
Đọc thêm: Phần mềm ERP cho ngành bán lẻ là gì?
Một trong những nguyên nhân chính khiến Whole Foods có lựa chọn này là vì họ không muốn một lần nữa vướng vào rắc rối do công nghệ lỗi thời của các giải pháp thế hệ cũ.
Giải pháp mới này sẽ thay thế giải pháp ERP hiện tại, do Whole Foods tự phát triển, bao gồm 12 phiên bản (instance) riêng biệt cho từng khu vực địa lý. Vì vậy, một khi có bất kỳ thay đổi (ví dụ như thay đổi giá cả), hệ thống cần phải được cập nhật 12 lần. Với hệ thống mới, công đoạn này sẽ được loại bỏ.
Hệ thống mới được dự đoán sẽ giúp tiết kiệm 300 triệu USD tính đến cuối 2017 nhờ vào tính hiệu quả. Ông Jason Buechel, Giám đốc công nghệ thông tin (CIO) của Whole Foods, đã khẳng định trong một buổi hội nghị năm 2016 rằng “hệ thống này đang dần thay đổi cách thức công ty hoạt động.”
Tác động của hệ thống backend đến trải nghiệm cho người tiêu dùng
Các lĩnh vực cần cải thiện chính được xác định bởi Whole Foods là quản lý ngành hàng, giảm lãng phí, và khả năng cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng.
Trữ hàng như thế nào là vừa đủ là một trong những thách thức lớn cho những doanh nghiệp bán lẻ thực phẩm. Một nghiên cứu bởi Blue Yonder cho thấy 46% quản lý cửa hàng thường dựa vào cảm tính khi quyết định đặt hàng.
Đối với Whole Foods, giảm lãng phí không những đem lại nhều lợi ích kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình ảnh thân thiện với môi trường của thương hiệu. Một hệ thống backend tập trung kết hợp với công cụ phân tích dữ liệu tiên tiến có thể giúp Whole Foods dự đoán tốt hơn lượng hàng tồn kho và nhu cầu tiêu dùng trên toàn hệ thống cửa hàng.
Thêm vào đó, Whole Foods mong muốn một hệ thống ERP hợp nhất sẽ giúp ngăn ngừa việc hệ thống phân mảnh làm giảm hiệu suất, đồng thời gia tăng trải nghiệm cho người tiêu dùng tại cửa hàng, nhờ đó cải thiện kết quả kinh doanh.
Đọc thêm: Nền tảng CNTT của chiến lược bán lẻ đa kênh
Tuy nhiên, từ góc độ người tiêu dùng thì một hệ thống backend hiện đại hơn của Whole Foods sẽ có tác động cụ thể nào? Trên thực tế, một chuỗi cung ứng tinh gọn và minh bạch hơn sẽ ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng của những khách hàng có xu hướng sống lành mạnh và thân thiện với môi trường.
Ví dụ, người tiêu dùng khi chọn một bó bông cải có thể biết chi tiết thông tin từ nhà cung cấp về nơi trồng và cách trồng của bó bông cải đó. Thông tin đó sẽ có sẵn khi khách mua hàng tại cửa hàng, mua qua mạng hoặc qua ứng dụng điện thoại. Và khi khách đã mua bó bông cải trên, hệ thống sẽ đảm bảo mặt hàng này được bổ sung kịp thời.
Infographic: Tác động của bán lẻ đa kênh đến hành vi người tiêu dùng
Giải pháp cho mọi thử thách trên chính là ứng dụng một hệ thống ERP quản lý bán lẻ trên nền tảng đám mây, cùng với khả năng phân tích dữ liệu tiên tiến. Sự chuyển giao sang điện toán đám mây là cần thiết cho việc đưa tất cả nguồn thông tin bị phân mảnh thành một nguồn thông tin duy nhất.
Tại sao Whole Foods lại tin tưởng giao phó một dự án có tầm quan trọng sống còn cho Infor? Điều gì khiến Infor vượt trội hơn hẳn những nhà cung cấp phần mềm khác?
Phân tích dữ liệu là tương lai của ngành bán lẻ
“Ngành bán lẻ tạo ra một nguồn dữ liệu khổng lồ,” ông Jason Buechel cho biết. Một công cụ phân tích dữ liệu tiến tiến (ví dụ phân tích dự đoán) sẽ cho phép Whole Foods tận dụng khối lượng lớn thông tin này để am hiểu và phục vụ khách hàng tốt hơn, cho dù họ mua hàng tại cửa hàng, qua mạng hay qua ứng dụng. Và Infor Dynamic Science Lab có thể giúp Whole Foods thực hiện điều đó.
Infor Dynamic Science Lab (DSL) kết hợp khoa học dữ liệu tiên tiến nhất với hiểu biết kinh doanh chuyên sâu nhằm khắc phục những vấn đề cấp bách mà khách hàng của Infor đang phải đối diện hiện nay.
Có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts, DSL đại diện cho nỗ lực của Infor trong việc tạo dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) với ứng dụng trong thực tế.
Một trong những ưu tiên hàng đầu của DSL là giải quyết những vấn đề trong chuỗi cung ứng của Whole Foods. Bước đột phá đáng chú ý nhất là tìm ra hướng giải quyết cho việc tạo nhiều ưu đãi giảm giá nhưng lại không gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Điểm mấu chốt là nhận dạng những sản phẩm thường được mua cùng nhau. Nhờ đó, dù những sản phẩm được giảm giá nhưng khách hàng lại chi nhiều hơn.
DSL đã phát triển một đơn vị đo lường được gọi là "attachment score" (điểm đính kèm). Sản phẩm có điểm càng cao thì tổng số tiền chi trả sau khi mua sản phẩm đó càng lớn. Một điểm đáng thú vị là nấm lại là sản phẩm có điểm đính kèm cao nhất.
Infor tiến một bước xa hơn khi thâu tóm Preditctix, công ty chuyên cung ứng các phần mềm đám mây phân tích số liệu bán lẻ vào năm 2016. Công ty này ứng dụng Big Data và machine learning nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến dự toán, lập kế hoạch và tối ưu hóa bán lẻ.
Whole Foods là một trong những khách hàng lớn của Predictix, do vậy thương vụ này sẽ đảm bảo sự tích hợp giữa phần mềm của Predictix với giải pháp cốt lõi của Infor trở nên chặt chẽ hơn.
Ngoài việc trở thành đối tác của Infor, Whole Foods còn có thể tận dụng những cải tiến mới nhất trong phân tích dữ liệu từ Amazon. Ông trùm công nghệ này gần đây đã mạnh tay đầu tư vào machine learning nhằm khắc phục những thử thách khó nhằn nhất trong bán lẻ.
Trong một bức thư gửi các cổ đông vào tháng 4 vừa qua, ông Jeff Bezos, CEO của Amazon, cho biết: “Machine learning định hướng các thuật toán dùng trong dự đoán nhu cầu, xếp hạng tìm kiếm sản phẩm, đề xuất sản phẩm và ưu đãi, vị trí trưng bày, phát hiện gian lận, phiên dịch và nhiều hơn thế nữa.”
Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
Thử thách thật sự nằm ở việc thấu hiểu và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng, ngay từ khi nhà cung cấp bắt đầu trồng và thu hoạch, cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây chính là một trong những lý do khiến Infor mua GT Nexus năm 2015 với giá 675 triệu USD.
GT Nexus là nhà cung cấp phần mềm quản lý chuỗi cung ứng trên nền tảng đám mây, đem đến một cái nhìn tổng thể và đồng nhất về toàn bộ chuỗi giá trị và tạo một nền tảng hợp tác cho mọi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị đó – nhà cung cấp, vận tải, phân phối, cửa hàng bán lẻ, v.v… Phần mềm còn có thể tích hợp với hệ thống ERP để quản lý và tối ưu hóa thông tin, tài liệu, thanh toán và hàng hóa trên mọi phương diện của chuỗi cung ứng.
Đọc thêm: 5 lợi ích giải pháp ERP đem lại cho quản lý chuỗi cung ứng
Vì 60% doanh thu của GT Nexus đến từ khách hàng thuộc lĩnh vực bán lẻ, việc mua GT Nexus đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của Infor nhằm tạo dựng một bộ giải pháp quản lý bán lẻ đa kênh thực thụ.
Chuyển đổi sang điện toán đám mây với AWS
Một điểm thú vị là Whole Foods trở thành khách hàng của Amazon Web Services (AWS) khi chuyển sang điện toán đám mây. Nguyên nhân là vì Infor chọn AWS làm nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng cho những giải pháp đám mây của mình thay vì phải tự thân tạo một nền tảng đám mây riêng.
Khi Whole Foods tuyên bố hợp tác với Infor vào tháng 10/2015, đã có không ít mối lo ngại về việc đặt mọi thông tin trong tay đối thủ. Dù vậy, Whole Foods được đảm bảo rằng Amazon không có quyền truy cập vào dữ liệu.
Hơn nữa, AWS là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây tốt nhất thế giới với quy mô lớn hơn hẳn các đối thủ khác. Giờ đây, khi Whole Foods sẽ sớm trở thành một công ty con của Amazon thì sự lựa chọn này là hoàn toàn hợp lý.
Đọc thêm: Cơ sở hạ tầng của AWS đem lại lợi ích cho ERP đám mây như thế nào
Những dự án khác
Dự án hợp tác phát triển với Infor chỉ là một phần trong nỗ lực tái cấu trúc nền tảng IT của Whole Foods. Doanh nghiệp còn áp dụng hệ thống quản lý nhân lực mới vào năm 2015 với tính năng tự động hóa nhiều quy trình như xếp lịch làm việc, học tập và tuyển dụng.
Đọc thêm: 7 gợi ý tối ưu hóa việc xếp lịch làm việc cho các cửa hàng bán lẻ
Whole Foods đồng thời nâng cấp hệ thống POS (point-of-sales), chuyển từ 4 hệ thống POS lỗi thời, gồm 7 phiên bản (instance) khác nhau, thành một giải pháp duy nhất là OnePOS. Một nền tảng đồng nhất cho phép Whole Foods thay đổi giá bán gần như tức thì, cá nhân hóa các chương trình ưu đãi và điểm thưởng.
Những thay đổi đáng chú ý khác bao gồm việc trở thành chuỗi siêu thị lớn đầu tiên chấp nhận thanh toán bằng Apple Pay vào năm 2014, và việc hợp tác với Instacart, công ty chuyên phân phối thực phẩm, nhằm cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà cho mọi khách hàng.
Thêm vào đó, khách của Whole Foods có thể đặt hàng qua mạng thông qua Instacart và nhận hàng tại cửa hàng Whole Foods gần nhất. Phương thức BOPIS (buy online, pickup in-store, mua qua mạng, nhận hàng tại cửa hàng) đã được nhiều chuỗi cửa hàng truyền thống danh tiếng khác áp dụng khi triển khai chiến lược bán lẻ đa kênh.
Song nhìn chung thì hệ thống ERP lõi của Infor vẫn được Jason Buechel, CIO của Whole Foods, đánh giá là “dự án mang tính cách mạng nhất.”
Đăng ký theo dõi Blog của chúng tôi để luôn được cập nhật những thông tin mới nhất về ngành bán lẻ hoặc yêu cầu Demo giải pháp Quản lý Bán Lẻ thế hệ mới ngay hôm nay!
Nguồn:
How Whole Foods Lost the Recipe for Success. Fox Business. Sept 2015. www.foxbusiness.com/features/2015/09/29/how-whole-foods-lost-recipe-for-success
Whole Foods Shows Why Companies Need To Plan For Success. Forbes. Feb 2017. www.forbes.com/sites/brycehoffman/2017/02/12/whole-foods-shows-why-companies-need-to-plan-for-success
Whole Foods is replacing up to 90% of its systems – strong focus on cloud and data. Diginomica. June 2016. diginomica.com/2016/06/24/whole-foods-is-replacing-up-to-90-of-its-systems-strong-focus-on-cloud-and-data
Whole Foods Market teams with Infor to transform retail. Diginomica. Oct 2015. diginomica.com/2015/10/20/whole-foods-market-teams-with-infor-to-transform-retail
With Machine Learning, Amazon and Whole Foods Could Satisfy Every Customer Craving. Jun 2017. windowsitpro.com/cloud/machine-learning-amazon-and-whole-foods-could-satisfy-every-customer-craving
The Data Scientist Breaking Down Barriers at Infor. Signal for Progress. Jul 2016. signalforprogress.com/the-data-scientist-breaking-down-barriers-at-infor-3215d5ac03a9
Infor Snatches GT Nexus to Deliver Global Commerce Cloud Platform. Aug 2015. Technology Evaluation. www3.technologyevaluation.com/research/article/Infor-Snatches-GT-Nexus-to-Deliver-Global-Commerce-Cloud-Platform
Why Whole Foods’ Better Backend Is Really About Strengthening The Storefront Experience. Oct 2015. www.pymnts.com/news/2015/why-whole-foods-better-backend-is-really-about-strengthening-the-storefront-experience/