Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và công nghệ như hiện nay, đặc biệt là dưới tác động của nền công nghiệp 4.0, hầu hết doanh nghiệp đang có khuynh hướng đầu tư vào trí tuệ và nâng cao kỹ năng nhằm tối ưu hóa năng suất. Nghiên cứu cũng cho thấy những doanh nghiệp chú trọng vào Đào tạo và Phát triển nhân viên thu về những kết quả chất lượng cao và rõ rệt hơn.
Đào tạo và Phát triển giống và khác nhau như thế nào?
Những điểm tương đồng giữa Đào tạo và Phát triển
Đào tạo và Phát triển (Training and Development) là một chương trình có hệ thống được thiết kế bởi các chuyên gia Quản lý Đào tạo với mục tiêu chính là tập trung vào trau dồi các kỹ năng làm việc tại doanh nghiệp. Hơn thế nữa, Đào tạo và Phát triển còn được biết đến như một mục tiêu dài hạn, yếu tố không thể thiếu trong chiến lược hoạt đông của tổ chức và định hướng nghề nghiệp cho từng cá nhân. Sở hữu một đội ngũ nhân viên giỏi đóng vai trò quan trọng đối với tương lai của doanh nghiệp.
Một số chương trình trong Đào tạo và Phát triển điển hình như là đào tạo về chuyên môn, đào tạo cách thức giao tiếp, phát triển nghề nghiệp và tổ chức. Ngoài ra, Đào tạo và Phát triển được biết đến với những cái tên khác như “phát triển nhân viên, phát triển nguồn nhân lực, lĩnh hội và phát triển.”
Đọc thêm: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tài chính
Đào tạo và Phát triển khác nhau ra sao?
Mặc dù đã rất nhiều chuyên gia đưa ra nhận định để phân biệt sự khác nhau giữa Đào tạo và Phát triển nhưng thực chất vẫn còn không ít cá nhân nhầm lẫn về hai khái niệm này. Điển hình như có một số tổ chức vẫn thường sử dụng cụm từ “Đào tạo và Phát triển” như một, luôn đi cùng với nhau để lý giải cho sự thích nghi, trau dồi và học hỏi của nhân viên.
Về cơ bản, Đào tạo (Training) là một chương trình giúp nhân viên học hỏi các mảng kiến thức cụ thể hoặc các kỹ năng cần thiết để cải thiện hiệu quả của công việc hiện tại. Đào tạo chủ yếu là cung cấp cho nhân viên kiến thức làm sao để giải quyết vấn đề của công việc hay vấn đề về công nghệ và cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho công việc hoặc cho công ty. Mục đích cuối cùng của đào tạo là tập trung vào phát triển kỹ năng thực hành được truyền đạt bởi các chuyên gia trong các lĩnh vực riêng biệt.
Mặt khác, chương trình Phát triển (Development) tập trung vào đa dạng hóa các kỹ năng của nhân viên để họ có thể vận dụng vào các trường hợp khác nhau. Ví dụ kỹ năng đưa ra quyết định, kỹ năng lãnh đạo và thiết lập mục tiêu.
Thông thường chương trình Đào tạo thường gắn liền với một vấn đề cụ thể và chỉ áp dụng cho chủ đề đó, trong khi trọng tâm của chương trình Phát triển lại thiên về nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng rộng hơn, có ích trong nhiều trường hợp khác nhau và tập trung vào hiệu suất của nhân viên trong tương lai hơn là vai trò công việc ngay hiện tại.
Đọc thêm: Nên đào tạo và phát triển gì cho nhân viên?
Đào tạo và phát triển mang lại những lợi ích gì
Nâng cao giá trị của nhân viên
Đào tạo và Phát triển sẽ mang lại cho nhân viên hiểu biết sâu rộng về nhiệm vụ và trách nhiệm của họ đồng thời giúp họ tăng sự tự tin. Ngoài ra, một chương trình Đào tạo và Phát triển hiệu quả còn giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.
Giảm sự thay đổi nhân viên
Hầu hết nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng hơn đối với công việc hiện tại nếu họ được nhận những lợi ích mà doanh nghiệp đem lại thông qua chương trình Đào tạo và Phát triển nhân viên như kiến thức chuyên môn, kỹ năng hay cơ hội thăng tiến. Một nhân viên hài lòng và gắn kết với doanh nghiệp thì cơ hội họ nghỉ việc sẽ giảm, nhờ đó mà chi phí cho tuyển dụng cũng sẽ giảm đáng kể.
Đẩy lùi yếu điểm
Không phải ai sinh ra cũng hoàn hảo, nhân viên của bạn chắc chắn cũng sẽ lộ những điểm yếu khi làm việc. Vì vậy, doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư vào một chương trình Đào tạo giúp tăng cường các kỹ năng mà nhân viên thực sự cần để phát triển và một chương trình Phát triển giúp nhân viên vươn lên tầm cao mới, khỏa lấp các khoảng cách về chuyên môn giữa từng các nhân.
Ngoài những lời ích trên, chương trình Đào tạo và Phát triển còn mang lại những lợi ích khác như cải thiện mức độ hài lòng của nhân viên, cải tiến sản phẩm và chiến lược và củng cố danh tiếng của công ty.
Đọc thêm: Kế hoạch phát triển nhân viên của bạn nên bao gồm những yếu tố nào? (P.3)