Các chuyên gia ước tính có thể mất hơn một năm để ngành khách sạn phục hồi sau những tác động khủng khiếp của COVID-19. Nhiều nhà quản lý khách sạn đã tận dụng thời gian ngừng hoạt động này để tu sửa cơ sở vật chất và triển khai các dự án khó có thể thực hiện nếu khách sạn kín phòng.
Đọc thêm: Ngành khách sạn đón đầu những thay đổi hậu COVID-19 như thế nào
Trong nghiên cứu Deloitte công bố vào tháng 5 năm 2020, các chuyên gia tin rằng ngành khách sạn và du lịch sẽ sớm chấp nhận tình trạng doanh thu và lượng khách quốc tế giảm là bình thường mới. Về mặt tích cực, các khách sạn có thể kỳ vọng số lượng khách lẻ và khách gia đình trong nội địa sẽ tăng lên, nhưng họ sẽ biểu hiện những hành vi và kỳ vọng rất khác so với thời kỳ trước đại dịch.
Một khảo sát được công bố tháng 8 của McKinsey về xu hướng du lịch tại tám thành phố của Trung Quốc, cũng đem đến vài phát hiện tích cực - mọi người ở mọi lứa tuổi đều sẵn sàng đi du lịch lại10.
Đọc thêm: Trải nghiệm khách sạn trong kỷ nguyên "không tiếp xúc": kiểm tra nhiệt độ và xác minh ID
Sự gia tăng của các lượt đặt phòng trong nước
Kết quả từ nghiên cứu của McKinsey tiết lộ rằng tỷ lệ lấp đầy khách sạn và số lượng khách du lịch nội địa ở Trung Quốc đã có sự phục hồi đáng kể, gần như đạt mức 90% của năm 2019 vào cuối tháng 8. Du lịch đường sắt cũng cho thấy những con số tích cực.
Trong cùng một nghiên cứu của McKinsey, các chuyến du lịch nghỉ dưỡng, di chuyển đường ngắn/dài cũng như các chuyến công tác đã tăng đáng kể từ 54% lên 73% trong khoảng ba tháng. Đáng chú ý nhất là tỷ lệ lấp đầy bùng nổ tại các khách sạn cao cấp vào cuối tháng 8 đã vượt 85% so với con số trước đại dịch.
Đọc thêm: Những yếu tố góp phần thúc đẩy cải tiến công nghệ tại khách sạn
Ngoài ra, giá trung bình của các thương hiệu năm sao từ các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) hàng đầu đã tăng 10 đến 15% so với năm trước cho các chuyến đi trong kỳ nghỉ Quốc khánh Trung Quốc vào tháng 10. Các chuyến du lịch nghỉ dưỡngđến miền Tây Trung Quốc và tỉnh Hải Nam, những điểm đến nổi tiếng với phong cảnh đẹp, hoạt động ngoài trời và khu nghỉ dưỡng bên biển, cũng tăng vượt bậc.
Do đó, các khách sạn có thể hồi phục lại doanh thu như trước đại dịch. Doanh nghiệp khách sạn cần tận dụng nhu cầu và mức độ tin cậy ngày càng tăng để quảng cáo các gói sản phẩm, combo kèm theo cũng như khám phá các cơ hội để nắm bắt các dòng doanh thu mới ngoài phòng khách sạn.
Ngoài việc quảng bá các địa điểm địa phương, các món ngon, hay các chuyến du ngoạn ngoài trời. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để các khách sạn thử nghiệm các dự án chuyển đổi số như thu thập thông tin tại các điểm tiếp xúc trực tuyến của khách, cung cấp các chuyến tham quan trực tuyến, livestream qua các kênh truyền thông xã hội hoặc các sáng kiến sáng tạo khác.
Các dịch vụ khách sạn thường bị bỏ qua
Doanh thu các dịch vụ bổ sung (không tính phòng ở) tại khách sạn có thể chiếm tới 50% tổng doanh thu. Quản lý cần một hệ thống toàn diện hơn, có khả năng tích hợp dữ liệu từ mọi bộ phận trong khách sạn thay vì hoạt động độc lập. Cách tiếp cận này được gọi là quản lý tổng doanh thu.
Khái niệm quản lý tổng doanh thu khuyến khích các khách sạn tìm ra sự kết hợp có lợi nhất giữa các hoạt động trong phòng và ngoài phòng dựa trên giá trị tổng thể. Ví dụ: những khách đi công tác và lưu trú tại khách sạn có thể sẽ đến quán bar hoặc nhà hàng của khách sạn để gặp gỡ khách hàng hoặc yêu cầu một phòng họp riêng.
Đọc thêm: Ứng dụng Phân tích dữ liệu vào Quản trị doanh thu khách sạn
Yêu cầu dịch vụ bổ sung có thể xảy ra ở bất kỳ cấp độ nào, như tại khu vực lễ tân nơi khách nhận và trả phòng hay qua điện thoại, qua internet... Sau đây là một số khu vực mà khách sạn có thể xem xét để triển khai chiến lược tăng doanh thu dịch vụ bổ sung.
1. Thực phẩm và đồ uống
Nhu cầu về dịch vụ giao đồ ăn đã tăng cao trong thời gian đại dịch. Dự kiến các dịch vụ này sẽ vẫn ổn định ngay cả khi cuộc khủng hoảng kết thúc.
Doanh thu từ dịch vụ giao đồ ăn phục vụ các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ từ nhà bếp của khách sạn có thể khá tiềm năng. Ví dụ: các khách sạn năm sao ở Thượng Hải quyết định triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi khi chứng kiến lượt giao hàng tận nơi và nhu cầu cho các món dim sum tăng cao.
Tuy nhiên, điều này có thể khá phức tạp. Đầu tiên và quan trọng nhất, thực đơn và giá cả của khách sạn đương nhiên sẽ không thân thiện/phù hợp với việc giao hàng. Thứ hai, những trở ngại khác như tiếp thị, đóng gói, chọn lựa kênh phân phối, v.v. có thể trì hoãn việc ra mắt dịch vụ giao đồ ăn mới.
2. Bãi giữ xe, trung tâm trẻ em, dịch vụ thú cưng
Các dịch vụ này tận dụng các tiện ích sẵn có nhưng chưa được dùng hết công suất. Ví dụ: mọi người sẵn sàng trả giá cao hơn cho chỗ đậu xe nếu chỗ đậu xe an toàn và ở trung tâm thành phố.
Đối với nhu cầu về trông trẻ và thú cưng cũng vậy. Hai dịch vụ này có vẻ không phù hợp nhưng có thể mang lại hiệu quả tuyệt vời cho khách của khách sạn hoặc người dân địa phương.
Có một trung tâm chăm sóc lông thú cưng toàn diện không nằm trong khả năng của khách sạn bạn? Vậy bạn nghĩ sao về dịch vụ dắt chó đi dạo? Các khách sạn có thể thoải mái sáng tạo khi quảng cáo các dịch vụ này đến công chúng.
3. Không gian làm việc cho kỷ nguyên "làm việc từ xa"
Cho nhân viên văn phòng ở xa thuê những mặt bằng trống là một giải pháp khả thi mà các khách sạn có thể cân nhắc trong nỗ lực thu hút khách sau khi mở cửa trở lại.
Làm gì có ai không thích các tiện nghi ở phòng khách sạn đúng không? Khách sạn cung cấp một môi trường riêng tư, sạch sẽ, thoải mái cùng với các tiện nghi và đồ ăn miễn phí có thể giúp những "digital nomad" (những người không làm việc tại một nơi cố định và chủ yếu làm online) tránh xa tiếng ồn và sự phiền nhiễu ở nhà, đồng thời giúp họ thư giãn và thay đổi cảnh quan.
Do đó, các khách sạn nên tận dụng xu hướng làm việc từ xa ngày càng phổ biến này để có thêm nguồn doanh thu bền vững bằng cách:
- Sắp xếp lại bố cục các phòng để phù hợp với mục đích kinh doanh
- Cung cấp nhiều lựa chọn đồ ăn và thức uống
- Quảng cáo không gian họp, phòng hội nghị và các tiện ích cho hội nghị truyền hình hoặc họp trực tiếp khi có thể
Đây phần 4 của loạt bài nhiều phần của TRG về "Khám phá bộ mặt mới của ngành khách sạn". Series sẽ thảo luận chuyên sâu về các công nghệ và cơ hội thiết lập các mô hình kinh doanh tiềm năng mới cho ngành khách sạn.
Đọc toàn bộ series tại đây: Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 5
Bạn đang cần một giải pháp cho khách sạn của mình? Trò chuyện với các chuyên gia của chúng tôi và yêu cầu một bản demo ngay hôm nay!
Nguồn:
10. https://www.mckinsey.com/industries/travel-logistics-and-transport-infrastructure/our-insights/what-can-other-countries-learn-from-chinas-travel-recovery-path