Ngành khách sạn không chỉ gói gọn trong việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch, doanh nghiệp khách sạn cần một người cho vị trí quản lý tài sản để chăm sóc và khai thác triệt để tiềm năng của khách sạn thay cho chủ sở hữu. Nói cách khác, người quản lý tài sản là người duy trì sự cân bằng giữa nhân viên khách sạn, hoạt động kinh doanh và lợi ích của chủ sở hữu.
Ngày nay, sự biến động không ngừng đã ảnh hưởng đáng kể đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau, và ngành kinh doanh khách sạn cũng không phải là ngoại lệ. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp khách sạn cần thích nghi với xu hướng phát triển nhanh chóng và sẵn sàng thay đổi cùng với các ngành công nghiệp khác.
Các chức năng chủ khách sạn, quản lý nghiệp vụ và quản lý tài sản nên phối hợp hiệu quả với nhau bởi họ chính là động lực cho sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp.
Đọc thêm: Xếp hạng các giải pháp quản lý tài sản doanh nghiệp theo Gartner
Cụ thể hơn, vai trò và trách nhiệm của người quản lý tài sản trong các hoạt động của khách sạn thường là giám sát doanh nghiệp và giúp họ theo kịp với những thay đổi trong thị trường.
Mục tiêu cuối cùng của người quản lý tài sản là tối ưu hóa giá trị, kiểm soát chi phí, đồng thời tìm và xác định các nguồn doanh thu mới có tiềm năng. Người quản lý tài sản cần biết rõ những thông tin về tài sản bên trong và bên ngoài của khách sạn, bao gồm toàn bộ các bộ phận khác nhau - từ các chức năng trong phòng đến dịch vụ F&B và spa, tất cả các chi tiết này đều có thể giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Các thách thức khi quản lý tài sản cho các doanh nghiệp khách sạn
Trong những năm gần đây, bản chất của vị trí quản lý tài sản đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh ngành kinh doanh khách sạn tiếp tục thay đổi. Các nhà quản lý tài sản hiện đại phải thích ứng đủ nhanh với sự phát triển liên tục của công nghệ mới, những thay đổi trong hành vi của khách hàng và cạnh tranh với những doanh nghiệp mới trên thị trường.
Quản lý dữ liệu hiệu quả
Không thể phủ nhận rằng dữ liệu đã biến đổi ngành khách sạn một cách đáng kể, dữ liệu cung cấp thông tin quan trọng cho việc ra quyết định, tạo doanh thu và giảm thiểu chi phí.
Công nghệ đã thay đổi đáng kể cách các khách sạn thu hút và giữ chân khách hàng của họ. Bằng cách tích lũy dữ liệu khách hàng, các chủ khách sạn giờ đây có thể có được những thông tin toàn diện về sở thích, cảm nhận của khách hàng về các dịch vụ của khách sạn, những gì đạt hiệu quả và những gì không, qua đó điều chỉnh dịch vụ để đáp ứng kỳ vọng mới của khách hàng.
Dữ liệu có thể giúp nâng cao hiệu suất của nhà quản lý tài sản bằng cách cung cấp tổng quan đầy đủ về tình trạng kinh doanh và đề xuất các hướng mở rộng có tiềm năng và phân tích tình hình thị trường hiện tại hiệu quả hơn.
Đọc thêm: 5 yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn giải pháp Cloud PMS
Mặt khác, các dịch vụ đại lý du lịch trực tuyến (OTA) mới đã thay đổi cách khách hàng lựa chọn nơi ở cho chuyến du lịch của họ, khách hàng trẻ hiện nay có xu hướng chọn các trang web đặt phòng trực tuyến hơn là hệ thống đặt phòng trực tiếp của khách sạn.
Xu hướng này đã khiến các chủ khách sạn cần phải đấu tranh để thích ứng với sự tăng trưởng nhanh chóng và đổi mới liên tục của công nghệ và các ứng dụng mới. Nhà quản lý tài sản cũng có thể tận dụng điều này, cùng với một phương pháp hợp lý và các bước tiến hành hiệu quả nhằm khai thác lợi ích từ các nguồn dữ liệu có sẵn.
Ví dụ, dữ liệu có thể cung cấp thông tin quan trọng như điều kiện về cung và cầu, dự đoán xu hướng của thị trường và đề xuất mức giá phù hợp nhất cho các chương trình giảm giá. Tuy nhiên, các nhà quản lý tài sản truyền thống có thể gặp khó khăn khi chuyển đổi từ hệ thống cũ sang quy trình quản lý dựa trên dữ liệu mới. Sự phát triển của thị trường là không thể tránh khỏi và người quản lý tài sản cần có khả năng thích ứng nhanh.
Đạt được sự đồng lòng từ ban điều hành khách sạn
Khi tình hình ngành khách sạn vẫn tiếp tục thay đổi, việc các chủ khách sạn nói chung và các nhà quản lý tài sản nói riêng đạt được sự nhất trí của toàn ban lãnh đạo đang dần trở nên quan trọng hơn.
Vì vai trò của nhà quản lý tài sản khách sạn còn khá mới, một số chủ sở hữu có thể đánh giá thấp tầm quan trọng của vị trí này. Chủ khách sạn cần phân biệt vai trò giữa người quản lý tài sản và người điều hành hoạt động, đồng thời, chủ sở hữu tài sản cần phải đánh giá xem liệu doanh nghiệp đã sẵn sàng cho sự thay đổi này trong ban quản lý và quy trình vận hành hay chưa.
Khi ban quản lý đã đồng ý có một nhà quản lý tài sản, họ cần đảm bảo rằng toàn bộ doanh nghiệp nhất trí cho sự thay đổi này. Đôi khi, chọn lựa một nhà quản lý tài sản có thể trở nên phức tạp do kinh nghiệm đa dạng của họ. Một số người sẽ có chuyên môn bắt nguồn từ những chức năng đầu tư hoặc quản lý tài chính - khiến họ mất nhiều thời gian hơn để thích nghi với nhiệm vụ mới và xây dựng lòng tin với ban lãnh đạo.
Đọc thêm: Những yếu tố góp phần thúc đẩy cải tiến công nghệ tại khách sạn
Sau đó, ban quản lý khách sạn nên xác định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp đồng thời kết hợp với kế hoạch của nhà quản lý tài sản. Khả năng hợp tác là một khía cạnh quan trọng để tăng hiệu suất của các lãnh đạo doanh nghiệp một cách toàn diện và tiếp tục phát triển tổ chức - dẫn đến tăng doanh thu, cải thiện hiệu suất và giảm chi phí hiệu quả.
Các lãnh đạo khách sạn cần nhớ rằng để quản lý tài sản thành công trong ngành khách sạn có sự khác biệt nhất định so với các loại bất động sản khác, ngoài tính năng phân tích dữ liệu, thì các ý kiến và quan điểm từ nhà lãnh đạo cũng giúp việc quyết định các vấn đề quan trọng trở nên chính xác hơn.
Chuẩn bị cho doanh nghiệp để đạt được thành công lâu dài
Ngoài việc quản lý chi phí cho khách sạn, các nhà quản lý tài sản hiện đại còn chịu trách nhiệm phân tích tính cạnh tranh và các khía cạnh nổi bật của khách sạn. Các nhà quản lý tài sản cần nhìn xa hơn chỉ số RevPAR đơn thuần, tuy nhiên, chỉ số này vẫn cần thiết để đánh giá hiệu suất thực tế của người quản lý vận hành khách sạn.
Việc này có thể được thực hiện bằng cách tiến hành nghiên cứu thực địa, xem xét những yếu tố cạnh tranh riêng của khách sạn - những chi tiết giúp đánh giá vị trí của các đối thủ, nhận định đúng giá trị tài sản và hỗ trợ lập chiến lược hoạt động phù hợp.
Đọc thêm: Tìm hiểu về quản trị doanh thu khách sạn: Các chỉ số hiệu suất
Với sự kết hợp đúng đắn của việc quản lý dữ liệu, hoạch định chiến lược và quản lý tài sản hiệu quả, chủ khách sạn có thể tự tin rằng doanh nghiệp của họ đang phát triển đúng hướng.
Điều quan trọng là phải đảm bảo vai trò của người quản lý tài sản được cân bằng với các vai trò lãnh đạo khác trong doanh nghiệp, qua đó họ có thể khai thác triệt để khả năng quản lý và chuẩn bị khách sạn sẵn sàng với mọi thay đổi trong tương lai. Vượt qua những thử thách này đòi hỏi nỗ lực từ toàn bộ ban lãnh đạo và không chỉ riêng nhà quản lý tài sản.