Văn hóa doanh nghiệp thường có xu hướng ổn định và vững chắc. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường kinh doanh và lao động biến động không ngừng, văn hóa doanh nghiệp cũng cần phải uyển chuyển, linh hoạt hơn để đáp ứng.
Thay vì chỉ tìm kiếm những ứng viên "phù hợp văn hóa" - những người có lối suy nghĩ và hành động tương đồng với đội ngũ nhân sự hiện tại, doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm những cá nhân có thể giúp bổ khuyết những gì công ty còn thiếu sót.
Những cá nhân này sẽ mang đến những góc nhìn mới, đa dạng trong cách suy nghĩ, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới. Cũng như một vườn hoa cần nhiều loài hoa khác nhau để trở nên rực rỡ, một doanh nghiệp cần sự đa dạng về tư duy và kỹ năng để phát triển bền vững.
Đọc thêm: Xây dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp: Bài học từ Google, Facebook và Twitter
Mục lục
- Culture fit - phù hợp văn hóa là gì?
- Sự xuất hiện của culture add - "bổ sung" văn hóa
- Tầm ảnh hưởng của sự phù hợp văn hóa
- Culture add: Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng
Culture fit - phù hợp văn hóa là gì?
Khái niệm "phù hợp văn hóa" (culture fit) đã trải qua một quá trình phát triển dài. Ban đầu, các doanh nghiệp chỉ tập trung vào các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên. Tuy nhiên, khi nhận ra tầm quan trọng của sự hợp tác và hiệu quả làm việc nhóm, các doanh nghiệp dần chuyển hướng sang tìm kiếm những cá nhân không chỉ tiềm năng mà còn phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Tìm kiếm cá nhân "phù hợp văn hóa" không đơn thuần là chọn những người có cùng sở thích. Thay vào đó, nó đề cao sự đồng điệu về giá trị, niềm tin và phong cách làm việc. Khi các thành viên trong đội ngũ chia sẻ những giá trị chung, họ dễ dàng hợp tác, hiểu và hỗ trợ lẫn nhau, từ đó tạo nên một đội ngũ gắn kết, một môi trường làm việc tích cực nhưng độc đáo.
Đọc thêm: Tuyển dụng sai lầm: Quả bom nổ chậm tàn phá doanh nghiệp
Sự xuất hiện của culture add - "bổ sung" văn hóa
Sự phát triển của công nghệ, toàn cầu hóa và những thay đổi trong nhân khẩu học đã tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt và đa văn hóa hơn bao giờ hết. Cách quản lý truyền thống đã nhường chỗ cho một môi trường hợp tác làm việc linh hoạt hơn, nơi mà nhân viên được tự do sáng tạo và được ghi nhận cho những đóng góp của họ.
Chuyển đổi số liên tục tái định hình không chỉ văn hóa mà còn cả văn phòng làm việc, mở ra một kỷ nguyên làm việc từ bất kỳ nơi đâu, kèm theo đó là hàng loạt cải cách trong tuyển dụng và các hoạt động nhằm gắn kết đội ngũ đa quốc gia.
Trong bối cảnh này, việc chỉ đơn thuần "phù hợp" với văn hóa hiện tại có thể trở thành một rào cản cho sự sáng tạo và đổi mới. "Bổ sung văn hóa" (culture add) nhằm đến mục tiêu tìm kiếm nhân tài vừa sở hữu kỹ năng phù hợp, vừa có thể góp phần làm hoàn thiện hơn môi trường làm việc hiện tại.
Đọc thêm: Tương lai việc làm dưới góc nhìn của Gen Z và Millennials
Chuyển đổi từ "phù hợp văn hóa" sang "bổ sung văn hóa" phản ánh sự thay đổi, những góc nhìn và trải nghiệm mới, nâng cao văn hóa hiện tại thay vì chỉ hoà nhập vào nó
Bằng cách tập trung vào việc xây dựng một văn hóa đa dạng, hòa nhập và sáng tạo, các doanh nghiệp không chỉ thu hút được những nhân tài tiềm năng mà còn có thể thích nghi tốt hơn với những thay đổi của thị trường và xã hội.
Tầm ảnh hưởng của sự phù hợp văn hóa
Việc tuyển dụng dựa trên “phù hợp văn hóa” có thể có ảnh hưởng tích cực đến mức độ hài lòng của nhân viên. Khi các cá nhân cảm thấy đồng điệu với giá trị và môi trường đặc trưng của công ty, họ sẽ gắn bó hơn. Điều này cũng góp phần giúp giảm tỷ lệ thôi việc và tiết kiệm chi phí tuyển dụng.
Tuy đem lại nhiều ưu điểm nhưng về lâu dài, việc chỉ chú trọng vào culture fit lại gây nên nhiều trở ngại lớn. Điển hình như nguy cơ tạo ra một môi trường buồn tẻ, thiếu sự đa dạng cả trong góc nhìn và trải nghiệm làm kìm hãm sự sáng tạo và đổi mới. Thêm vào đó là nguy cơ xuất hiện các định kiến trong quá trình tuyển dụng, như ưu ái những ứng viên có quan điểm tương đồng.
Sự thiếu hụt của việc phát triển văn hóa có thể làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty cũng như khả năng thích ứng mỗi khi thị trường đang thay đổi.
Đọc thêm: Đánh giá trước tuyển dụng: Chìa khóa cho một đội ngũ gắn kết
Hãy cùng so sánh văn hóa khác nhau của hai công ty sau.
Zappos, một nhà bán lẻ giày dép và quần áo trực tuyến, chọn phát triển và tuyển dụng theo phương thức culture fit. Và Zappos đã đạt được nhiều thành công rực rỡ cùng với một tỷ lệ giữ chân nhân viên cao.
Netflix lại lựa chọn áp dụng culture add, thể hiện rõ qua quy trình tuyển dụng. Nhưng thay vì chăm chăm vào việc "add" thêm, Netflix vừa khuyến khích sự đa dạng trong góc nhìn đồng thời vẫn duy trì sự phù hợp với các giá trị cốt lõi.
Culture add: Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng
Khác với culture fit, culture add hướng tới việc nâng cao và đa dạng hóa môi trường làm việc, công nhận rằng sự khác biệt có thể trở thành điểm mạnh và thúc đẩy doanh nghiệp luôn tiến về phía trước.
Culture add không chỉ giúp bổ sung thêm những đóng góp độc đáo mà giúp tạo nên một bầu không khí nơi mà các tài năng, đóng góp đều được tiếp nhận, nhờ đó cải thiện động lực nhóm và tăng sự gắn bó của nhân viên.
Một trong những lợi ích chính của culture add là cải thiện khả năng giải quyết vấn đề. Các đội ngũ đa dạng thường giải quyết những vấn đề phức tạp hiệu quả hơn bởi họ sở hữu những kỹ năng, trải nghiệm phong phú.
Đọc thêm: Bí quyết đảm bảo sự đa dạng và hoà nhập khi nhân viên làm việc từ xa?
Một nghiên cứu của Deloitte cho biết rằng các công ty có văn hóa đa dạng và hòa nhập thường sáng tạo và linh hoạt hơn gấp 6 lần và có khả năng đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn gấp 8 lần.
Việc áp dụng cách tiếp cận “bổ sung văn hóa” cũng giúp nâng cao thương hiệu của nhà tuyển dụng. Nó thể hiện sự cam kết của công ty với sự đa dạng và tư duy tiến bộ, điều mà các ứng viên ngày nay tìm kiếm.
Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đề ra: Làm thế nào để doanh nghiệp có thể đón nhận và nuôi dưỡng "culture add"? Câu hỏi này sẽ được TRG phân tích kỹ hơn hơn bài viết tiếp theo!